Tên luận án: Nghiên cứu xây dựng thực phẩm nuôi qua ống xông mũi – dạ dày và đánh giá bước đầu khả năng dung nạp in vitro và in vivo
Chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm
Mã số: 62.54.02.01
Họ tên NCS: NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
TS. BS. LƯU NGÂN TÂM
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP. HCM
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu và chế biến sản phẩm nuôi ăn qua ống xông mũi dạ dày từ các thực phẩm nông sản tự nhiên hiện có tại Việt Nam và có thể áp dụng được trong thực hành lâm sàng hàng ngày giúp nâng cao dinh dưỡng cho bệnh nhân nằm viện.
Những đóng góp mới của luận án
• Đã tạo ra công thức, quy trình công nghệ chế biến sản phẩm nuôi ăn qua ống xông sử dụng các thực phẩm hiện có tại địa phương giúp tăng tính dung nạp của người bệnh.
• Làm rõ lý luận của sự thiết lập khẩu phần thực phẩm cho trường hợp nuôi ăn qua ống xông dạng dung dịch huyền phù, cân đối năng lượng và thành phần dinh dưỡng.
• Làm sáng tỏ lý luận về sự tương quan giữa sự phân bố kích thước phân tử, kích thước hạt với độ nhớt và tốc độ dòng chảy của hỗn hợp các thành phần (protein, glucid và pectin) sau thủy phân ở điều kiện tối ưu đến khả năng tiêu hóa của người bệnh hồi sức sau phẫu thuật.
• Làm rõ lý luận về tính tương đồng cao giữa thử nghiệm in vitro và in vivo về độ tiêu hóa của protein thủy phân và mức độ dung nạp trên người của sản phẩm.
• Về mặt thực tiễn đã nghiên cứu sản xuất một sản phẩm nuôi ăn qua ống xông dùng trong y tế cho người bệnh cần nuôi ăn qua ống xông mũi dạ dày với đặc tính cân đối dinh dưỡng, công thức chuẩn, từ các nguồn thực phẩm sẵn có với chi phí phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm định về mặt chất lượng theo các khuyến cáo về dinh dưỡng, và hiệu quả của sản phẩm được đánh giá qua các bước chuẩn in vitro, in vivo và thử nghiệm trên thực tiễn lâm sàng thích hợp với hệ tiêu hóa của bệnh nhân trong nước, góp phần tăng cường hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, giúp tăng khả năng dung nạp cho bệnh nhân từ sản phẩm nuôi ăn thuần việt đầu tiên tại Việt Nam.
• Tính thực tiễn cao là khả năng sử dụng nguồn nông sản tươi sẵn có trong nước để chế biến thực phẩm nuôi qua ống xông, áp dụng điều kiện thủy phân tối ưu của các thành phần dinh dưỡng cho kết quả dịch hỗn hợp sau thủy phân đáp ứng tiêu chuẩn về dinh dưỡng cũng như yêu cầu về độ đồng nhất, không gây lắng đọng và có độ nhớt đảm bảo chảy qua ống xông mũi dạ dày trong một khoảng thời gian hạn định.
Hãy là người bình luận đầu tiên