Tên đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Kiều Dung
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Tuyết Mai; TS. Nguyễn Thị Hảo
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP.HCM
+ Tóm tắt nội dung luận án (abstract) – viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Hoạt động phát triển chuyên môn liên tục và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng được xem như là một phương tiện quan trọng nhằm duy trì và nâng cao năng lực dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao được hiệu quả hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trên cơ sở năng lực nền tảng của giáo viên thì việc quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng bồi dưỡng.
Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học theo tiếp cận mô hình CIPO thông qua việc quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình bồi dưỡng thường xuyên đến quản lý các yếu tố đầu ra, đồng thời quan tâm đến tác động của bối cảnh của môi trường chính trị - kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự hội nhập quốc tế, bối cảnh của giáo dục… đến quá trình bồi dưỡng để hướng tới chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay. Từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo hiện nay.
+ Những kết quả của luận án
Về lý luận
Luận án đã phát triển được quy trình vận dụng mô hình CIPO trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên với các đặc trưng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường tiểu học ở các nội dung quản lý trên các mặt: quản lý đầu vào; quản lý quá trình; quản lý kết quả đầu ra; tác động của bối cảnh đến quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ở các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về thực tiễn
- Phân tích những bất cập và nguyên nhân trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và việc quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh về: quan điểm, nhận thức, động cơ bồi dưỡng thường xuyên; mục tiêu bồi dưỡng; nội dung và hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên; kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên.
- Đề xuất 05 nhóm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Khả năng ứng dụng:
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng thực tiễn, vì vậy kết quả nghiên cứu thực tiễn giúp điều chỉnh chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian tới và hướng dẫn sử dụng chuẩn cụ thể hơn như nội dung biện pháp 05 là tăng cường quản lý các tác động của bối cảnh đến hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học nhằm thích ứng với tinh thần đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.
- Đối với Giáo dục và Đào tạo
Trước yêu cầu nâng cao năng lực chung các Hiệu trưởng trường tiểu học, cho phép bổ sung một số kết quả nghiên cứu trong luận án vào các mô đun bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo viên trường tiểu học hàng năm.
Làm tốt công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo viên tiểu học để nâng cao năng lực chung của giáo viên, trong đó có năng lực quản lý hiệu quả hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo viên qua các năm học.
- Đối với nhà Trường tiểu học
Kết quả nghiên cứu thực tiễn giúp Hiệu trưởng các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh có thể tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên để có những giải pháp khắc phục.
Hãy là người bình luận đầu tiên