Tên đề tài: Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động du lịch tâm linh tại quần thể di tích Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang: Tiếp cận và loại trừ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 9.31.03.10
Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Đức Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan – TS. Trương Thị Kim Chuyên
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn - ĐHQG HCM
Tóm tắt nội dung luận án (abstract) – viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
Kết hợp phương pháp định lượng và định tính từ dữ liệu nghiên cứu đa diện, nghiên cứu này phân tích các yếu tố là lực hút (sức mạnh tiếp cận) và rào cản (sức mạnh loại trừ) tác động đến sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động du lịch tâm linh tại quần thể di tích Núi Sam. Lập luận của nghiên cứu này là có “tiếp cận” ắt có “loại trừ”, và phát hiện mới của luận án là có sự tồn tại vùng giao thoa giữa “tiếp cận” và “loại trừ” gắn với thực hành du lịch tâm linh tại quần thể di tích Núi Sam.
Những kết quả của luận án
1) Luận án làm rõ thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại quần thể di tích Núi Sam
2) Luận án đã phân tích các lực hút và rào cản gắn với sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động du lịch tâm linh tại Núi Sam
3) Luận án đã nhận diện và phác họa mối quan hệ tương tác giữa tiếp cận và loại trừ trong hoạt động du lịch tâm linh tại Núi Sam
4) Luận án đã đề xuất các khuyến nghị chính sách cho việc khai thác và phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam nói chung và tại Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang nói riêng.
Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao cho các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tham khảo nhằm xây dựng các điểm đến du lịch tâm linh bền vững.
Hãy là người bình luận đầu tiên