Tiêu đề: Thực hành quản lý liên minh để có niềm tin cao hơn, cam kết và thực hiện mối quan hệ liên tổ chức- nghiên cứu các công ty du lịch tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
Tên NCS: Nguyễn Thị Minh Phương
Mã sinh viên: PBAIU19003
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương
Cơ sở đào tạo: Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM
1. Giá trị khoa học
Nghiên cứu này có các tính mới và giá trị khoa học giúp đóng góp và xây dựng và mở rộng các nền tảng lý thuyết về Hiệu suất của mối quan hệ giữa các tổ chức, thông tin liên lạc giữa các tổ chức, sự phối hợp giữa các tổ chức, tần xuất trao đổi giữa các tổ chức và sự tham gia giữa các tổ chức, Sự tin cậy giữa các tổ chức, và Cam kết giữa các tổ chức trong mối quan hệ liên minh.
Đầu tiên, nghiên cứu này về mối quan hệ liên minh giữa các công ty lữ hành và các đối tác du lịch ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây khi mà mỗi nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc một lý thuyết mối quan hệ giữa các tổ chức đơn lẻ và song phương, từ việc xem xét một lượng lớn tài liệu, chúng tôi đã thu được 3 cấu trúc chính. Nhóm cấu trúc đầu tiên bao gồm các yếu tố AMP (thông tin liên lạc, phối hợp, tham gia, tính linh hoạt, tần suất tương tác) đóng vai trò là các biến độc lập. Nhóm cấu trúc thứ hai bao gồm Sự tin cậy và cam kết đóng vai trò như các biến độc lập, biến trung gian, biến phụ thuộc. Nhóm cấu trúc thứ ba bao gồm IORP đóng vai trò là biến phụ thuộc. Dựa trên các nghiên cứu trước đưa ra một số điểm để tìm hiểu sâu các khái niệm, định nghĩa về IORP, Sự tin cậy, cam kết, thông tin liên lạc, phối hợp, tham gia ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của của mối quan hệ giữa các tổ chức (B2B) song phương (Palmatier et al., 2007; Medina-Munoz & García-Falcón, 2000 ; Monczka và cộng sự, 1998; Mohr & Spekman, 1994). Đóng góp đầu tiên là lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trong các tài liệu hiện có về mô hình IORP, các nghiên cứu trước đây mới chỉ tìm hiểu tác động trực tiếp đến IORP và chưa tìm hiểu tác động gián tiếp, và theo lời kêu gọi bởi (Medina- Munoz & García-Falcón, 2000; Monczka và cộng sự, 1998; Mohr & Spekman, 1994) đây là nghiên cứu đầu tiên đưa hai lý thuyết vào mô hình IORP đó là kết hợp được cả TCT và RDT làm nền tảng khung lý thuyết cho mô hình nghiên cứu IORP.
Hai là, nghiên cứu này góp phần xây dựng một mô hình lý thuyết toàn diện về các đặc tính của IORP bằng cách bổ sung hai yếu tố tần suất tương tác và tính linh hoạt, đồng thời khẳng định tần suất tương tác, đồng thời cung cấp cơ sở lý thuyết mới nhất về mối quan hệ trao đổi giữa các tổ chức từ năm 1947 đến năm 2022. nghiên cứu (Weber, 1947; Palmatier và cộng sự, 2007; Morgan & Hunt, 1994, Medina-Munoz & García-Falcón, 2000; Mohr & Spekman, 1994; Elche và cộng sự, 2018; Yang và cộng sự, 2019; Saukko et al., 2020; Pfajfar et al., 2022), nghiên cứu này cập nhật các lý thuyết mới nhất về các yếu tố IORP và AMP: Sự tin cậy, cam kết, thông tin liên lạc, phối hợp, tính uyển chuyển, tần xuất trao đổi, sự tham gia. Vì những yếu tố này đại diện cho một vấn đề xã hội và hành vi xảy ra ở các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, ở những thời điểm, địa điểm khác nhau (ví dụ: các nước phương Tây, ở Mỹ, Tây Ban Nha) và trên các lĩnh vực khác nhau. Do đó, nghiên cứu này đáp lại lời kêu gọi trước đó về việc áp dụng lý thuyết IORP trong ngành du lịch ở Việt Nam với mối quan hệ giữa các công ty lữ hành và đối tác của họ, các tiền đề của AMP, Sự tin cậy và cam kết đóng vai trò là biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc để khám phá tác động trực tiếp và gián tiếp của AMP lên IORP giữa các công ty lữ hành với các đối tác của họ đã được nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
Ba là, Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những hiểu biết mới của các yếu tố AMP ảnh hưởng đến hiệu suất của mối quan hệ giữa các tổ chức (IORP) thông qua việc làm trung gian cho niềm tin và cam kết giữa các công ty lữ hành và đối tác của họ (nhà hàng, cơ sở lưu trú, công ty vận tải, điểm đến du lịch), bởi vì các nghiên cứu trước đây chỉ khám phá các mối quan hệ B2B để khám phá sự thành công của mối quan hệ giữa các tổ chức ở mức độ song phương và kết quả không nhất quán do kết hợp các yếu tố AMP, các biến trung gian Sự tin cậy và Cam kết cùng một lúc trong mô hình IORP mà các nghiên cứu khác nhau chưa khám phá rõ ràng. Bốn là, sự đóng góp của nghiên cứu này đã sử dụng RDT và TCT là lăng kính của mô hình IORP để phân tích và kiểm tra giả thuyết rằng sự tồn tại của giả thuyết rất hữu ích cho việc kiểm tra lý thuyết, điều này khiến nghiên cứu này khác biệt với nhiều cuộc điều tra thực nghiệm gần đây được hình thành từ nghiên cứu trước đó (Mohr & Spekman, 1994; Medina-Munoz & García-Falcón, 2000; Gibson và cộng sự, 2002).
Cuối cùng, nghiên cứu này đã đóng góp vào dòng nghiên cứu về mối quan hệ giữa các tổ chức bằng cách xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của AMP và Sự tin cậy, cam kết tác động lên IORP. Những phát hiện của nghiên cứu này có khả năng hỗ trợ kiến thức sâu sắc hơn về hiệu quả của mối quan hệ liên minh cho các nhà quản lý của các công ty lữ hành và các ngành du lịch khác ở Việt Nam nhằm thúc đẩy niềm tin và cam kết cao hơn trong việc dẫn dắt IORP trong công ty của họ với các đối tác của họ, nó đã đạt được hiệu quả hoạt động, và kết quả hiệu quả hoạt động đã đạt được từ năm 2000 tới 2019, với du lịch Việt Nam thông qua việc nêu bật tầm quan trọng của hợp tác du lịch giữa các ban ngành liên minh, và nghiên cứu này tìm ra nguyên nhân hình thành các mối quan hệ liên tổ chức, làm ăn lâu dài với nhau bởi gắn kết Sự tin cậy , cam kết, tần xuất trao đổi, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong liên minh, từ kết quả nghiên cứu này các nhà quản lý có thể xây dựng các đề xuất chiến lược quản lý mới cho ngành du lịch vực dậy sau đại dịch COVID-19 gây ra.
2. Giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu hiện tại có một số đóng góp thực tế, kết quả từ nghiên cứu này có thể được các công ty lữ hành sử dụng cùng với các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty vận tải, điểm du lịch, trung tâm mua sắm, cá nhà nghiên cứu, chủ doanh nghiệp và các lĩnh vực khác trong mối quan hệ liên minh. Các phát hiện này gợi ý vài chiến lược khác nhau để xây dựng IORP trong nghiên cứu này.
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh các công ty lữ hành xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, phối hợp và tham gia giữa các tổ chức dẫn đến sự cam kết thực hiện các nhiệm vụ của các tổ chức, hành động này làm tăng tổng doanh thu, các thành viên liên minh sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, cùng nhau lên kế hoạch để tăng trưởng doanh số thông qua sự hợp tác phối hợp thường xuyên, do đó các kỳ vọng và lợi ích và khả năng đạt được mục tiêu chung phát triển ngành du lịch bền vững và vượt qua cơn bão đại dịch COVID-19 cùng nhau tham gia và hợp tác kết bè (llie6n minh) vượt bão COVID-19. các công ty lữ hành và các đối tác liên minh lại với nhau kết nối với việc chia sẻ thông tin kinh doanh, thông tin khách hàng cần gì, muốn gì sau đại dịch COVID-19, từ đó phối hợp cùng nhau thiết kế ra các sản phẩm du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường...v.v..và những hoạt động này giữa các công ty lữ hành và các đối tác kinh doanh của họ se khôi phục lại sự phát triển IORP trong ngành du lịch.
Thứ hai, nhấn mạnh xây dựng chiến lược liên minh dựa trên hệ thống thông tin liên lạc và tham gia vào các hoạt động giữa các công ty lữ hành và các đối tác kinh doanh của họ thông qua Sự tin cậy giữa các tổ chức để tăng mức độ hài lòng trong quá trình làm việc cùng nhau, tin tưởng vào các quyết định, năng lực và khả năng thực hiện các thỏa thuận và lời hứa của đối tác du lịch, cùng nhau chia sẻ nguồn lực và xây dựng các chiến lược hoạt động (như giảm giá dịch vụ cùng nhau, hỗ trợ kinh phí để bảo tồn các danh lam thắng cảnh, khu du lịch sinh thái...v.v…cùng nhau hỗ trợ chương trình quảng cáo và tiếp thị..). Việc triển khai các hoạt động này giữa các công ty lữ hành và đối tác kinh doanh của họ sẽ xây dựng IORP mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, sự tin cậy và cam kết giữa các tổ chức, được thực hiện đồng thời với nhiều vai trò khác nhau, lúc là tác động giái tiếp, lúc là tác động trực tiếp là cách mà các công ty lữ hành và các đối tác cần áp dụng đồng thời giúp tăng mức độ thực hiện các nhiệm vụ do có Sự tin cậy cao và cam kết đã tồn tại trong mối quan hệ liên minh, do đó việc kiểm soát tình trạng khan hiếm tài nguyên, nguồn nhân lực sau đại dịch COVID-19 và xây dựng các chiến lược hoạt động rõ ràng theo từng phân khúc khách hàng, và xây dựng một chiến lược hợp tác phát triển du lịch bền vững dựa vào các yếu tố phối hợp, tần xuất trao đổi,, Sự tin cậy, cam kết thực hiện các nhiệm vụ dẫn đến IORP.
Ba là, đại dịch COVID-19 đã làm tê liệt toàn bộ ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu này cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch một số cơ chế quản trị liên tổ chức thiết thực, kết quả của nghiên cứu này có thể là tiền đề cho các nhà quản lý của các công ty lữ hành xây dựng các kế hoạch tích cực trước áp lực từ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Các bên cần phối hợp nhiều hơn bằng cách xây dựng các khóa học ngắn hạn để cung cấp kiến thức về phát triển du lịch bền vững cho tất cả nhân viên và đối tác du lịch khác, vì vậy các công ty lữ hành cần có quỹ tài chính để mở các khóa học ngắn hạn và dài hạn để giáo dục và đào tạo họ về thực hiện phát triển bền vững và bảo vệ môi trường., nhân viên biết sử dụng các phần mềm mới và những ứng dụng mới của hệ thống thông tin liên lạc. Ngoài ra, các công ty lữ hành và ngành du lịch nên cam kết thực hiện trả lương hợp lý cho nhân viên và không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động bị cưỡng bức, các công ty lữ hành và các đối tác của họ nên cải thiện sự phát triển kinh các sản phẩm du lịch để phát triển nền kinh tế tại địa phương bằng cách sử dụng các dịch vụ địa phương tại các điểm đến và sử dụng lực lượng lao động tại địa điểm đó, để hạn chế chi phí tuyển dụng nhân viên từ nơi khác đến, công ty cũng giảm được các chi phí chi ăn ở và đi lại cho các lao động này. Họ nên cân nhắc việc tần xuất trao đổi, và tham gia thường xuyên với các đối tác và người dân địa phương để vận động bảo vệ môi trường tại các điểm đến này bằng cách quyên góp tiền và cơ sở vật chất cho người dân địa phương để bảo vệ môi trường và bảo tồn động vật hoang dã. Ngoài ra, các công ty lữ hành và nhà quản lý du lịch ra, cũng cần tuyên truyền thông tin và kiến thức cho toàn bộ nhân viên và du khách cam kết tiết kiệm năng lượng, nước, cam kết cân bằng đa dạng sinh học, tránh sử dụng nguồn vật liệu gây gia tăng ô nhiễm và lãng phí nguồn tài nguyên, bằng cách xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại các điểm đến và khuyến khích các tổ chức du lịch sử dụng các sản phẩm xanh và sử dụng thực phẩm hữu cơ. Các công ty lữ hành và các đối tác của họ nên khôi phục Sự tin cậy của du khách cũng nhu liên minh các tổ chức du lịch lại để cùng nhau thực hiện cam kết ưu tiên “an toàn và sạch sẽ” bằng cách bảo vệ các điều khoản về sức khỏe và an toàn cho du khách như các nhà hàng và quán bar thực hiện cam kết phục vụ thực phẩm lành mạnh và không phục vụ các món ăn từ động vật hoang dã. Tin đồn cho rằng “đại dịch COVID-19 xuất hiện là do ăn các món ăn từ động vật hoang dã”. Ngoài ra, từ đại dịch COVID-19 gây ra, cũng là lợi thế cho các ngành du lịch đó là buộc họ phải thay đổi cách quản lý và cũng là cơ hội để thúc đẩy sự thay đổi, tiếp cận những cách làm mới, kỹ thuật mới, áp dụng các phần mềm mới trong truyền tải thông tin liên lạc. Nó thúc đẩy tất cả các ngành du lịch nhanh chóng hình thành quan hệ đối tác trao đổi để cùng nhau hợp tác và thúc đẩy hệ thống dịch vụ này bằng cách làm việc tại nhà, gửi tất cả thông tin kinh doanh và tài liệu hợp đồng qua email, tiến hành các cuộc họp ảo với các đối tác du lịch được thực hiện thông qua phần mềm Zoom, họp ảo trên google meet giúp cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên và giúp đưa ra các quyết định nhanh chóng, và giảm chi phí đi lại cũng như thuê phòng họp, chỗ ở, chi phí ăn uống cho các cuộc họp này trong lĩnh vực du lịch, cách làm này đã tiết kiệm được một phần chi phí cho các công ty lữ hành và các đối tác của họ.
Hãy là người bình luận đầu tiên