Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
ĐHQG-HCM tham gia công tác bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên địa phương
Địa phương

ĐHQG-HCM tham gia công tác bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên địa phương

  • 11/12/2023
  • Năng lực của giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia hay địa phương. Do đó, việc cập nhật và phát triển các phương pháp giảng dạy là điều cần thiết để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ này.

    Với thế mạnh về đào tạo và nguồn lực sẵn có, ĐHQG-HCM đã đồng hành các địa phương trong việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

    Nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài

    Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam nêu rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. 

    Qua đó cho thấy việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà mỗi nhà trường, mỗi địa phương cần quan tâm thực hiện.

    Lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên các cấp tỉnh Bến Tre năm 2023.

    Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đặt ra yêu cầu giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học mới như dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học trải nghiệm…

    Mặc dù có chủ trương và nhận thức rõ ràng nhưng thực tế triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy tại các địa phương đang có nhiều bất cập. 

    Đó là sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về phương pháp giảng. Tại nhiều địa phương, chính sách lương, điều kiện làm việc và cơ hội phát triển chưa hấp dẫn nên khó thu hút những chuyên gia giỏi về công hiến. Không chỉ vậy, ngân sách eo hẹp cũng làm hạn chế việc cung cấp chương trình đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cao cho giáo viên, ảnh hưởng đến sự đa dạng và sâu rộng của các chương trình.

    Thứ đến là sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và công nghệ giáo dục. Ở các địa phương kinh tế khó khăn, nhiều trường học vẫn còn hạn chế về sách, giáo trình, phòng học và thiết bị giảng dạy hiện đại. Điều này không chỉ giảm hiệu suất của các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà còn làm cho giáo viên khó tiếp cận những phương tiện học tập mới nhất và phương pháp giảng dạy tiên tiến.

    ĐHQG-HCM cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhất 

    Thế mạnh nổi bật của ĐHQG-HCM là đội ngũ chuyên gia và giảng viên có chuyên môn vững và kinh nghiệm thực tế phong phú. ĐHQG-HCM đã tổ chức và tham gia giảng dạy hàng trăm khóa bồi dưỡng về phương pháp dạy học, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các địa phương. Các khóa bồi dưỡng này rất chú trọng sự đa ngành, đa lĩnh vực và tính linh hoạt trong đào tạo, giúp đội ngũ giáo viên các cấp ở địa phương cải thiện rõ rệt phương pháp, kỹ năng sư phạm.

    Các giáo viên tỉnh Bến Tre tham gia lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy năm 2023.

     

    Đặc biệt, những năm gần đây, ĐHQG-HCM còn tập trung vào việc chuyển đổi số trong đào tạo, giảng dạy và học tập. Theo đó, hệ thống bài giảng, bài tập, và tài liệu số tương tác cao đã được xây dựng; các hình thức đào tạo kết hợp (Blended learning) và các khóa học mở trực tuyến đại trà (MOOCS) được áp dụng. Bên cạnh đó, việc tăng cường năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên cũng được đổi mới theo tiêu chuẩn quốc tế về phương pháp giảng dạy.

    Một số chủ đề bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tại các địa phương mà ĐHQG-HCM đã thực hiện rất đa dạng, gồm: Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học; Phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL); Phương pháp phát triển năng lực STEM; Phương pháp giảng dạy hiệu quả thông qua tương tác; Phương pháp xây dựng cộng đồng học tiếng Anh thông qua câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa; Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; Phát triển kỹ năng đánh giá hiệu quả và cung cấp phản hồi tích cực; Phương pháp quản trị lớp học hiệu quả; Trí thông minh cảm xúc; Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển chuyên môn của giáo viên…

    Bài, ảnh: ILEAD

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên