Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Văn hóa ứng xử của các tướng quân TOKUGAWA trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với phương Tây - NCS. Vũ Đoàn Liên Khê
Tin tức - Sự kiện

Văn hóa ứng xử của các tướng quân TOKUGAWA trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với phương Tây - NCS. Vũ Đoàn Liên Khê

  • 13/04/2021
  • Tên đề tài luận án: Văn hóa ứng xử của các tướng quân TOKUGAWA trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với phương Tây
    Ngành: Văn hóa học    
    Mã số: 9229040
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Đoàn Liên Khê
    Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Thời kỳ Edo (1600-1868), hay còn gọi là “thời kỳ Tokugawa”, là thời kỳ quan trọng của lịch sử Nhật Bản trong việc thống nhất đất nước, hoàn thiện hệ thống phong kiến tập quyền, phát triển hưng thịnh trên nhiều lĩnh vực và làm bàn đạp cho quá trình cách tân về sau. Cũng trong thời gian này, ở bên kia châu lục, các quốc gia Tây Âu đang thực hiện các cuộc viễn chinh, xâm nhập mạnh mẽ vào các nước phong kiến phương Đông trong đó có Nhật Bản. Đối diện với những vị khách “không mời”, phần lớn các quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam, lúng túng với việc “tiếp nhận” hay “không tiếp nhận” văn hóa mới; “đóng cửa” hay “mở cửa” để giao lưu với phương Tây. Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ, cũng phải đối mặt với những vấn đề trên. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và các vị tiền nhiệm trong nước, các Tướng quân Tokugawa có phần khéo léo hơn trong cách ứng xử với phương Tây, trong suốt giai đoạn cầm quyền, vừa thể hiện được bản lĩnh của người lãnh đạo đất nước, vừa chủ động tiếp nhận các giá trị văn hóa mà thành quả của nó không chỉ tạo nên một dấu ấn văn hóa đặc sắc về cả vật chất lẫn tinh thần của thời Edo, mà còn hình thành nên một nền tảng giá trị văn hóa đại diện cho Nhật Bản thời cận hiện đại và lưu truyền đến ngày nay.
    Luận án “Văn hóa ứng xử của dòng họ Tokugawa trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với phương Tây” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa văn hóa ứng xử của các Tướng quân thời Mạc phủ Tokugawa trong quá trình tiếp xúc, giao lưu và tiếp nhận văn hóa phương Tây. 
    2. Những kết quả của luận án:
    2.1 Về cơ sở lý luận và thực tiễn. 
    Luận án khái quát các cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử, giao lưu và tiếp biến văn hóa, văn hóa chính trị, khái quát về vị trí địa lý, con người và văn hóa Nhật Bản đồng thời khái quát về cơ chế điều hành của Mạc phủ Tokugawa. 
    2.2 Về văn hóa ứng xử của các Tướng quân Tokugawa với phương Tây qua tiến trình lịch sử thông qua văn hóa chính trị
    Luận án, phân tích các ứng xử của các Tướng quân với phương Tây ứng với ba giai đoạn gồm: giai đoạn mở cửa, giai đoạn đóng cửa và giai đoạn tái mở cửa theo tiến trình lịch sử. Qua đó, làm nổi bật văn hóa ứng xử của các Tướng quân và Nhật Bản nói chung trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với phương Tây thông qua văn hóa chính trị.
    2.3 Về văn hóa ứng xử của các Tướng quân Tokugawa với phương Tây qua các giá trị văn hóa
    Luận án khái quát các giá trị văn hóa bao gồm: văn hóa vật chất (với các vấn đề về mưu sinh, ăn, mặc, ở, đi lại…) và văn hóa tinh thần (bao gồm các vấn đề về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục và các giá trị văn hóa tinh thần khác) mà phương Tây đã ảnh hưởng đến Nhật Bản, đánh giá, nhận xét và so sánh với các quốc gia trong khu vực.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
    3.1 Về mặt khoa học
    Luận án góp phần xây dựng khung lý thuyết văn hóa ứng xử trong quá trình giao lưu tiếp biến như một cấu trúc chặt chẽ bởi các thành tố: nhận thức- tổ chức- ứng xử trong mối quan hệ với khách thể. Qua đó có thể nắm bắt được chiều sâu văn hóa của chủ thể, sự thay đổi phù hợp trong tư duy của chủ thể, văn hóa chính trị của chủ thể trước yêu cầu của thực tiễn. 
    Với cách nhìn hệ thống, luận án phân tích được văn hóa ứng xử của các thế lực Tướng quân, đưa ra những kết luận khách quan, hệ thống tính cốt lõi trong văn hóa ứng xử của các thế lực Tướng quân nói riêng và của văn hóa Nhật Bản nói chung trong giai đoạn tiếp xúc và giao lưu với phương Tây thời Edo, lý giải được quá trình tiếp xúc, tiếp nhận và tiếp biến văn minh phương Tây trong thời Edo.
    3.2 Về mặt thực tiễn
    Trong giai đoạn hiện nay, sự thấu hiểu văn hóa là trụ cột thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Luận án nghiên cứu về văn hóa ứng xử của một dòng họ đại diện cho một thể chế chính trị, trong giai đoạn lịch sử, góp phần làm nguồn thông tin quan trọng cho việc tìm hiểu về văn hóa ứng xử, văn hóa chính trị của Nhật Bản trong một giai đoạn lịch sử, góp phần cho sự thấu hiểu lẫn nhau ngày càng thêm sâu sắc hơn. Kết quả của công trình nghiên cứu có thể làm nguồn tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy về Nhật Bản nói riêng và các chuyên ngành Văn hóa học, Lịch sử, Nhật Bản học, Quan hệ Quốc tế…
    3.3 Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
    Luận án đặt ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm hiểu sự biến đổi trong văn hóa ứng xử của người Nhật sau thời kỳ Tokugawa.

    Tệp đính kèm: