Tin tức - Sự kiện

Hợp tác giáo dục đại học trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 - 2016) - NCS. Nguyễn Thị Huyền Thảo

  • 01/06/2023
  • Tên luận án: Hợp tác giáo dục đại học trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 - 2016)
    Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
    Mã số: 9229011
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyển Thảo
    Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Minh Hồng - TS. Trần Thanh Nhàn    
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM - ĐHQG TP.HCM.
    * Tóm tắt nội dung luận án
     Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự chuyển biến trong quan hệ quốc tế và khu vực đã tác động đến quá trình hợp tác. Trong đó có Hoa Ky và Việt Nam. Xuất phát từ sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa giáo dục, những thay đổi về quan điểm giáo dục trong bối cảnh thế giới mới cũng như sự phát triển của quan hệ hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao 1995 đến nay, nó đã tạo điều kiện để hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam được định hình và củng cố. Đặc biệt, nhu cầu hợp tác giáo dục đại học của hai nước chính là nhân tố góp phần thúc đẩy việc mở rộng hợp tác trên nhiều phương diện. Trải qua ba thời kỳ cầm quyền của ba tổng thống, từ tổng thống Bill Clinton đến  Barack Obama, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ có sự điều chỉnh, thay đổi song vẫn có sự nhất quán trong chiến lược toàn cầu. Đó là tiếp tục duy trì việc sử dụng ngoại giao văn hóa để mở rộng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Trong chiến lược đó, Việt Nam có vị trí và vai trò quan trọng trong chiến lược chung của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương. Thế nên, Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại theo phương châm " là bạn với tất cả các nước trên thế giới" để đi đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, hội nhập vào khu vực và quốc tế. Trong quá trình đó, hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như số lượng học bổng Hoa Kỳ cấp cho Việt Nam, các dự án, chương trình hổ trợ cả về tài chính, cơ sở vật chất, chuyên gia, đào tạo đội ngũ có năng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tăng. Hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 - 2016) không chỉ được triển khai qua kênh ngoại giao nhà nước mà còn được triển khai thông qua hoạt động ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ hay đầu tư thương mại. Sau hơn 16 năm thiết lập chính thức, hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, tạo nên sự chuyển biến đa dạng về mô hình trường học, phương thức đào tạo, hình thức đào tạo, quyền tự chủ ở các trường đại học. Bên cạnh đó, hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ- Việt Nam được đánh giá là hợp tác cân bằng về lợi ích cũng như được xem là hình mẫu của xu thế toàn cầu hóa giáo dục và đặc trưng điển hình của nền ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 - 2016) đang tồn tại nhiều hạn chế và hứa hẹn triển vọng tương lai tươi sáng trong tương lai. Vì thế, để hợp tác này phát triển và đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân hai nước, đòi hỏi hai nước cần sớm khắc phục những thách thức để đưa hợp tác này phát triển lên một bước mới và góp phần nâng tầm mối quan hệ hai nước trong tương lai.
    * Những kết quả của luận án
    1. Góp phần tìm hiểu về những nhân tố tác động đến hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1995 đến 2016.
    2. Xác lập một hệ thống tư liệu có giá trị, góp phần cung cấp dữ liệu lịch sử về hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam thời hiện đại
    3. Luận án là tài liệu tham khảo của chuyên ngành Lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế và giáo dục học.
    * Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    1. Luận án đã phân tích việc xác lập, phát triển và thành tựu của hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 - 2016)
    2. Kết quả nghiên cứu của đề tài được xem là tài liệu cho việc hoạch định chính sách, quản lý giáo dục trong việc hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục đại học.
    3. Những tồn tại trong hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 - 2016) cần được tiếp tục bổ sung, đề xuất giải pháp để định hướng cho sự phát triển trong tương lai.
    4. Hợp tác giáo dục đại học Hoa Kỳ - Việt Nam vẫn đang tiếp tục, nên cần tiếp tục nghiên cứu tiếp làm cho đề tài nghiên cứu được mở rộng và hoàn thiện hơn.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên