Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
33 giảng viên đến từ 9 trường đại học, cao đẳng tham gia khóa tập huấn “AI cho Nguồn lực tương lai’ tại ĐHQG-HCM
Tin tổng hợp

33 giảng viên đến từ 9 trường đại học, cao đẳng tham gia khóa tập huấn “AI cho Nguồn lực tương lai’ tại ĐHQG-HCM

  • 15/01/2025
  • Từ ngày 9/1 đến 10/1, khóa tập huấn “AI cho Nguồn lực tương lai” đã diễn ra tại Trường ĐH Công nghệ thông tin ĐHQG-HCM với sự tham gia của nhiều giảng viên đến từ 9 trường đại học, cao đẳng.

    Khóa tập huấn “AI cho Nguồn lực tương lai” diễn ra ngày 09-10/01-2025 tại Trường Đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG-HCM. Ảnh: Intel.
    Khóa tập huấn “AI cho Nguồn lực tương lai” diễn ra ngày 09-10/01-2025 tại Trường Đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG-HCM. Ảnh: Intel.

    Chương trình tập huấn với chủ đề “AI cho Nguồn lực tương lai” (tên tiếng Anh: “AI for Future Workforce”) được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác được ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Intel vào năm 2024 - ông Tse Kenneth, Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam chia sẻ. Chương trình đã được triển khai tại Hà Nội cho các trường đại học khu vực phía Bắc vào tháng 7/2024. Tại khu vực phía Nam, ĐHQG-HCM là đơn vị phối hợp với Tập đoàn Intel và Bộ GD&ĐT tổ chức khóa tập huấn.

    Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Intel, và ĐHQG-HCM tham dự chương trình tập huấn. Ảnh: Intel.
    Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Intel, và ĐHQG-HCM tham dự chương trình tập huấn. Ảnh: Intel.

    Tại khóa tập huấn, 33 giảng viên đến từ 9 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM và Thành phố Cần Thơ đã được tiếp cận với chương trình đào tạo về AI được thiết kế bởi Intel thông qua hướng dẫn của các chuyên gia về sẵn sàng kỹ thuật số của Tập đoàn Intel. Trong đó, ĐHQG-HCM có 4 trường thành viên tham dự: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Trường ĐH Quốc tế.

    Phát biểu tại phiên khai mạc, TS. Đặng Văn Huấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết AI là một chiến lược lớn mà không một quốc gia nào muốn bị bỏ lại phía sau. Bộ GD&ĐT kỳ vọng các giảng viên tham gia chương trình sẽ trở thành hạt nhân, lan tỏa các kiến thức, phương pháp tiếp thu từ khóa tập huấn cho các giảng viên, các trường chưa có cơ hội tham gia chương trình.

    GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM nhận định khóa tập huấn là chương trình thiết thực, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. Theo Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là kỹ năng nòng cốt cho tương lai các ngành nghề. Chiến lược phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo Quyết định 127/QĐ-TTg nhấn mạnh về mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về AI trong khu vực ASEAN. Qua đó, nhu cầu cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực AI tại các trường đại học, cao đẳng trở nên cấp thiết.

    “ĐHQG-HCM rất chú trọng việc không ngừng đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo về lĩnh vực AI, nhằm đóng góp tích cực vào việc đạt được các mục tiêu quốc gia. Tôi tin rằng chương trình tập huấn sẽ giúp giảng viên các trường đại học, cao đẳng tiếp cận và khai thác hiệu quả chương trình đào tạo, nguồn học liệu, phương pháp giảng dạy về AI do các chuyên gia từ Intel xây dựng”, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai nói.

    Trong khuôn khổ chương trình, các giảng viên được giới thiệu chuyên sâu về nguồn học liệu đào tạo về AI do Intel phát triển; tập huấn về phương thức khai thác nguồn học liệu nhằm cải tiến giáo trình các ngành đào tạo về trí tuệ nhân tạo hoặc tích hợp vào chương trình đào tạo ở các lĩnh vực khác; và bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy giúp triển khai hiệu quả giáo trình AI được xây dựng.

    KHẮC HIẾU

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên