Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Các chương trình trọng điểm
Tin tức KH&CN

Các chương trình trọng điểm

  • 15/01/2018
  • Các chương trình trọng điểm ĐHQG-HCM

    • Chương trình phát triển Vật lý

    Trong khuôn khổ chương trình này, Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, ĐHQG-HCM (INOMAR) đã hợp tác với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG-HCM, Khu Công nghệ Cao Tp.HCM và Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 xây dựng đề tài “Nghiên cứu chế tạo thiết bị chuyển đổi nhiệt điện sử dụng nhiệt thải dư trên cơ sở vật liệu ZnO, SnO2, CuCrO2”. Đề tài đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện từ 2018 đến 2021. Kết quả của nghiên cứu này là các sản phẩm có giá trị khoa học cao và khả năng ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng sạch: linh kiện chuyển đổi nhiệt thải dư thành điện năng, linh kiệm cảm biến nhiệt và linh kiện làm lạnh; 01 bằng sáng chế.

    • Chương trình khoa học và công nghệ Vật liệu mới

    Trong thời gian vừa qua, ĐHQG-HCM tiếp tục đầu tư vào các hướng chính: (1) nghiên cứu công nghệ nano và ứng dụng, (2) nghiên cứu vật liệu phân tử và kiến trúc nano, (3) nghiên cứu Vật liệu Polymer.

    Hướng nghiên cứu công nghệ nano và ứng dụng:

    Theo hướng này, Viện Công nghệ Nano, ĐHQG-HCM (INT) đã công bố 12 bài báo đăng trên tạp chí KH&CN quốc tế thuộc ISI, 03 bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế ngoài ISI và 28 bài báo được báo cáo và đăng trên kỷ yếu hội nghị quốc tế và trong nước. INT đã đăng ký 02 sở hữu trí tuệ (dạng sáng chế) đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; 01 kiểu dáng công nghiệp và 01 giải pháp hữu ích được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ.

    INT cũng tích cực triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, cụ thể như: Vật liệu nano khử khuẩn ứng dụng trong công nghiệp nuôi thủy sản (tôm, cá); Các loại đèn tiết kiệm năng lượng sử dụng bóng LED được chế tạo bằng công nghệ nano, hệ thống chiếu sáng tự động dùng năng lượng mặt trời và đèn LED; Pin mặt trời hiệu suất cao, chế tạo bằng công nghệ màng mỏng thân thiện môi trường; Cổng kiểm soát tự động và cổng nhà giữ xe (parking) sử dụng công nghệ thẻ nhận dạng RFID; Mực in nano dẫn điện dùng cho in phun; Hệ thống cảm biến nano dùng trong quan trắc chất lượng nước, đặc biệt quan trắc môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (tôm, cá); Hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động,...

    Hướng nghiên cứu vật liệu phân tử và kiến trúc nano:

    Hướng nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc PTN Nghiên cứu Cấu trúc Vât liệu,Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM và Trung tâm INOMAR.

    Trong năm 2017 - 2018, INOMAR đã công bố được các kết quả nghiên cứu 27 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín có giá trị khoa học cao. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng công bố khoa học thông qua chỉ số IF được Trung tâm duy trì ở mức cao (chỉ số ảnh hưởng IF trung bình/công bố ~ 5.86), gấp 3 lần IF trung bình của ĐHQG-HCM trong kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, Trung tâm đã có công bố khoa học trên tạp chí thuộc nhà xuất bản Nature và tiếp tục có những công bố ISI uy tín có chỉ số IF rất cao đến từ các nghiên cứu kết hợp giữa mô phỏng tính toán và thực nghiệm. một kết quả thuộc hợp tác giữa VNU-HCM và UCLA đã được công bố trên tạp chí học thuật uy tín Scientific Reports thuộc nhà xuất bản Nature. Hai nhân sự VNU-HCM đóng góp trong bài báo này về vật liệu (TS. Đoàn Lê Hoàng Tân, INOMAR và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) và Sinh học (TS Vũ Thanh Bình, PTN Tế Bào Gốc).

    Cũng trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu của PTN Nghiên cứu Cấu trúc Vật liệu do GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam đứng đầu đã công bố được 12 bài báo quốc tế thuộc ISI. Một bài báo đăng tạp chí quốc tế ISI của PTN được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 “Propargylamine synthesis via sequential methylation and C-H functionalization of N-methylanilines and terminal alkynes under metal-organic-framework Cu2(BDC)2(DABCO) catalysis” đăng trên tạp chí Journal of Catalysis (vol.319, 258-264). Nội dung công trình tập trung vào việc  nghiên cứu sử dụng vật liệu khung hữu cơ-kim loại làm xúc tác cho phản ứng điều chế các  hợp chất họ propargylamine có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hóa dược, hóa chất nông nghiệp, vật liệu chức năng. Đặc biệt, công trình của nhóm nghiên cứu PTN đều được thực hiện ở trong nước với các cộng sự là người Việt Nam. Bài báo khoa học làm nên giải thưởng này được các nhà chuyên môn trên thế giới đánh giá cao và được trích dẫn 21 lần. GS.TS Phan Thanh Sơn Nam vừa được tạp chí Asian Scientist vinh danh là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018 do có những đóng góp nổi bật cho cộng đồng trong lĩnh vực Hóa học trong năm 2017. 

    Hướng nghiên cứu vật liệu Polymer:

    Trong năm 2017 – 2018, các công trình nghiên cứu thuộc hướng nghiên cứu này đang được triển khai như: Nghiên cứu chế tạo bột thủy tinh hoạt tính trong thành phần vật liệu trám răng Glass ionomer có khả năng giải phóng fluoride; Tổng hợp Polymethylmethacrylate có khả năng thay đổi màu sắc sử dụng chất khơi màu hoạt quang; Tổng hợp vật liệu nanocellulose và lai hóa với Nafion hướng đến ứng dụng trong pin nhiên liệu; Vật liệu Polymer Composite/Nanocomposite chống cháy trên nền polyurethane xốp sử dụng hợp chất chống cháy thân thiện môi trường photpho/photpho-nitơ; Nghiên cứu ứng dụng Graphene tách nhiệt biến tính để chế tạo sơn nước dẫn điện; Chế tạo và khảo sát tính chất quang điện của lớp tiếp xúc Graphene - màng mỏng silic tinh thể nano pha tạp loại n hướng tới ứng dụng trong cấu trúc pin mặt trời màng mỏng mối nối Schottky; Nghiên cứu tổng hợp hệ vật liệu mới polycaprolactone-b-bismaleimide multiblock copolymer/trisfuran đóng rắn ở điều kiện thường ứng dụng làm màng phủ thông minh; Tổng hợp và đánh giá tính chất điện hóa của vật liệu nano Molybdenum disulfide/ carbon nanotubes (MoS2/CNTs),…

    • Chương trình Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên

    Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên là một trong những chương trình được đầu tư có trọng tâm trọng điểm và là thế mạnh tại ĐHQG-HCM. Năm 2017 - 2018, các nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực này đã nghiệm thu các công trình nghiên cứu với rất nhiều công bố quốc tế, có thể kể đến như:

    Nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai với đề tài “Nghiên cứu phân lập các hoạt chất từ nguồn cây cỏ Việt Nam định hướng tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase, xanthine oxidase và tyrosinase”,  từ 19 mẫu cây cỏ Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã phân lập và xác định được cấu trúc của 228 hợp chất, trong đó có 51 hợp chất mới, lần đầu tiên được công bố trên thế giới. Tiến hành nghiên cứu các hoạt tính ức chế các enzyme như xanthine oxidase, tyrosinase và α-glucosidase của các hợp chất cho thấy có 1 hợp chất có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase với giá trị IC50 < 100 µM; 7 hợp chất có khả năng ức chế enzym tyrosinase với giá trị IC50 < 100 µM; 101 hợp chất có khả năng ức chế enzym α-glucosidase với giá trị IC50 < 100 µM. Từ các kết quả trên, đề tài đã đăng được 17 bài báo quốc tế và 10 bài báo trong nước (IF = 36,36); đào tạo 1 tiến sĩ, 14 thạc sĩ và 12 cử nhân.

    Đề tài “Xác định các hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư tụy của keo ong Trigona minor - xây dựng quy trình điều chế nguyên liệu sản xuất các chế phẩm hỗ trợ bệnh nhân ung thư tụy” của nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy keo ong không ngòi đốt (Trigona minor) có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư tuyến tụy, đây là cơ sở cho việc tạo ra các chế phẩm hỗ trợ bệnh nhân ung thư tụy từ nguồn keo ong. Tiến hành xây dựng qui trình điều chế bột nguyên liệu sấy khô từ keo ong T. minor, xây dựng bộ dữ liệu đánh giá chất đối chiếu để tiêu chuẩn hóa nguyên liệu, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu của keo ong T. minor theo quy định của Dược Điển Việt Nam IV. Từ kết quả trên, đề tài đã đăng được 2 bài báo quốc tế, 2 bài báo trong nước, tham gia 1 báo cáo tại hội nghị quốc tế; đào tạo 1 thạc sĩ và 6 cử nhân.

    TS. Trương Vũ Thanh đã nghiệm thu đề tài “Tổng hợp dược liệu và các hợp chất có hoạt tính sinh học chứa Nitơ bằng phản ứng định hướng trực tiếp vào liên kết C-H”. Đây là đề tài thuộc loại hình nghiên cứu cơ bản định  hướng ứng dụng. Trong đề tài này, phản ứng định hướng trực tiếp vào liên kết C-H sử dụng xúc tác dị thể chứa tâm kim loại chuyển tiếp nhóm 1 rẻ tiền như niken và đồng được nghiên cứu. Tổng hợp xúc tác, quy trình tối ưu, lựa chọn và so sánh hoạt tính xúc tác được trình bày. Ngoài ra, hoạt tính xúc tác trên các dẫn xuất khác nhau cũng được khảo sát bên cạnh nghiên cứu về tính dị thể và khả năng tái sử dụng xúc tác. Quan trọng hơn, một số nguyên liệu dược và hợp chất có hoạt tính sinh học được tổng hợp sử dụng các phương pháp này. Đây là lần đầu tiên các hợp chất này được tổng hợp sử dụng xúc tác dị thể với quy trình sử dụng phản ứng định hướng trực tiếp vào liên kết C-H, đề tài đã công bố được 3 bài ISI và 01 bài Scopus.

    Đề tài “Mô hình hóa vật liệu cấu trúc nano dùng cho chuyển hóa năng lượng trong pin mặt trời nhạy quang và spintronics” của TS. Phạm Trần Nguyên Nguyên đã được nghiệm thu với 06 bài báo đăng tạp chí quốc tế thuộc ISI, 02 bài đăng tạp chí trong nước, đào tạo 04 thạc sĩ.

    Thuộc ngành Toán, trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI thông qua các công trình nghiên cứu đã nghiệm thu như GS.TS. Bùi Xuân Hải với 03 bài báo quốc tế thuộc ISI, 01 bài báo đăng tạp chí trong nước; PGS.TS. Phạm Hữu Anh Ngọc đã công bố 04 bài báo quốc tế thuộc ISI.

    a. Bảo tồn quỹ gen và Chương trình Môi trường và biến đổi khí hậu

    Trong giai đoạn 2017 - 2018, Chương trình Môi trường và biến đổi khí hậu đã triển khai 03 đề tài cấp Quốc gia thuộc chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ: (1) “Nghiên cứu sự biến đổi môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam và đánh giá tác hại của các hoạt động kinh tế không được kiểm soát tại vùng thượng lưu sông Mekong” do PGS.TS. Châu Nguyễn Xuân Quang làm chủ nhiệm đề tài; (2) “Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn mặn vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre” do PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân làm chủ nhiệm đề tài; (3) “Nghiên cứu ứng dụng và triển khai một số mô hình không phát thải hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm cho cụm dân cư nông thôn vùng ĐBSCL” do PGS.TS. Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm đề tài.

    Bên cạnh đó, Viện Môi trường và Tài nguyên đã hỗ trợ giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Chà Và thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các doanh nghiệp đã đồng ý đền bù cho các hộ nuôi trồng thủy sản theo Quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh. Ngoài ra Viện cũng đã hỗ trợ tích cực cho UBND tỉnh Bình Thuận trong công tác đánh giá ô nhiễm môi trường do hoạt động của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, trên cơ sở đó Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đã đồng ý hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại theo kết luận của UBND Tỉnh.

    Ngoài ra, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu phối hợp triển khai dự án hợp tác Quốc tế “Strengthening Strategic Delta Planning Processes in Bangladesh, The Netherlands, Vietnam and beyond (Đô thị hóa đồng bằng thế giới: Củng cố các quá trình lập kế hoạch chiến lược cho vùng đồng bằng ở Bangladesh, Hà Lan, Việt Nam và xa hơn nữa” với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Hà Lan, kinh phí do tổ chức trên tài trợ

    b. Chương trình Công nghệ sinh học và khoa học sức khỏe (Y sinh)

    Năm 2017, TS. Nguyễn Thị Hiệp – Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế với công trình nghiên cứu sử dụng các giải pháp chăm sóc tại nhà bằng các vật liệu sinh học và thiết bị y tế thông minh nhằm giảm áp lực đề nặng lên các hệ thống chăm sóc y tế tại các thành phố lớn đã giành được giải Nhất cuộc thi Giải thưởng Quốc tế “ASEAN-US Prize for Women in Science” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và công ty Underwriters Laboratories (UL) tài trợ. Nghiên cứu của TS Hiệp tập trung vào các vật liệu sinh học như keo sinh học và các bộ dụng cụ khâu vết thương không dùng kim, có thể sử dụng dễ dàng để thực hiện sơ cứu hiệu quả hơn. Các vật liệu sinh học và thiết bị y tế thông minh này có thể giúp mọi người chăm sóc sức khỏe tại nhà.

    Công trình “Pham Van Hung, Huynh Thi Chau, Nguyen Thi Lan Phi, 2016. In vitro digestibility and in vivo glucose response of native and physically modified rice starches varying amylose contents. Food Chemistry 191, 74-80” của PGS.TS. Phạm Văn Hùng – Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế được trao giải thưởng Cấp Nhà nước “Tạ Quang Bửu” năm 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Công trình nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và chỉ số đường huyết của các loại tinh bột gạo ở Việt Nam khi tiến hành xử lý nhiệt-ẩm và ẩm-nhiệt. Bằng các phương pháp xử lý trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các loại tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng ở Việt Nam để phòng chống các bệnh mãn tính của con người và đặc biệt dùng cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì. Công trình được công bố trong Food Chemistry là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học, được SCIMAGO xếp hạng 9/273 trong Công nghệ thực phẩm.

    Viện Tế Bào Gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đã ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc Cartilatist cho Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh. Cartilatist là thuốc tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh lý thoái hoá khớp và đĩa đệm cột sống. Đây là sản phẩm thuốc tế bào gốc đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Cartilatist là sản phẩm chứa tế bào gốc sống, được bảo quản đông lạnh. Được nghiên cứu với các công nghệ đặc biệt, sản phẩm có thể bảo quản lâu dài ở trong tủ cấp đông, sản phẩm có thể rã đông và tiêm ngay vào khớp hay đĩa đệm của bệnh nhân mà không cần thực hiện thêm một thao tác nào. Công nghệ được chuyển giao độc quyền cho Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh trong 10 năm. Theo kế hoạch, sản phẩm sẽ được sản xuất quy mô lớn vào năm 2019, đánh giá lâm sàng vào năm 2020-2021. Sự thành công của Cartilatist sẽ đánh dấu một bước đột phá của ngành công nghiệp tế bào gốc của Việt Nam.

    Dựa vào mô hình mạng lưới kết nối vạn vật (Internet of Things) và hệ thống số hóa y tế (Cyber Medical System), Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM đã cho ra đời nhiều thiết bị y tế viễn thông hữu ích, nghiên cứu và chế tạo các vật liệu y sinh hỗ trợ việc phục hồi sức khỏe cho con người như: (1) Hạt khoáng nano BCP - vật liệu tái tạo mô xương, mô sụn: Nhờ vào đặc tính tương thích sinh học và cấu trúc hóa học tương tự xương người, hạt khoáng nano BCP được nghiên cứu và phát triển thành vật liệu tái tạo mô xương, mô sụn, cũng như ứng dụng trong nha khoa; (2)  Bộ Kit đánh răng chữa trị răng nhạy cảm: trong đó có dùng hạt khoáng nano BCP. Khi dùng bộ Kit này hạt BCP sẽ được điền vào các lỗ ngà và lấp các lỗ, trị nhạy cảm răng. Ưu điểm của bộ Kit là vừa có khả năng chà rửa các mảng bám trên răng vừa có khả năng tái tạo lấp lỗ hỏng trên men răng và nâng cao tính năng phục hồi lớp men răng. Hơn nữa tụt nướu răng là loại bệnh răng miệng phổ biến ở Việt Nam, việc dùng kem đánh răng có chứa nano BCP rất thích hợp vì chúng sẽ điền vào ngà răng và lấp đầy các lỗ ngà bị lộ bằng các hạt nano BCP; (3) nano bạc: Từ trước đến nay, bạc đã được dùng nhiều trong y học vì chúng có tính năng kháng khuẩn và giúp lành thương nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật nano, những hạt nano bạc có kích thước 1-100nm được tạo ra mang những đặc tính đầy mong đợi cho một vật liệu y sinh. Nano bạc có những đặc tính vượt trội như hiệu quả kháng khuẩn cao, thời gian kháng khuẩn kéo dài và rất ổn định. Do đó, quy trình sản xuất nano bạc đã được Bộ môn tổng hợp bằng phương pháp chiếu xạ để tạo ra gel nano bạc có tính ổn định và có thể cho vào bất kỳ băng gạt hay thiết bị y tế khác; (4) màng và keo kháng khuẩn Image: Màng PVA/Chitosan tải nano bạc được tổng hợp thành công bằng phương pháp hydrogel kết hợp chiếu sóng microwave. Sự thêm vào của nano bạc làm cho tính kháng khuẩn của vật liệu được cải thiện đáng kể. Màng PVA/Chitosan tải nano bạc có thể được ứng dụng như là băng gạc để che chắn vết thương hở trên da và ngăn chặn sự nhiễm trùng do vi sinh nhờ đó sẽ thúc đẩy quá trình chữa trị nhanh hơn.

    Một số sản phẩm trên đã được đưa vào chương trình Vườn ươm của Khu Công nghệ cao TP.HCM và tiến đến việc thiết lập công ty khởi nghiệp để đưa những sản phẩm này ra thị trường theo đường hướng kinh thầu của Bộ môn.

    • Chương trình Công nghệ vi mạch, thông tin và truyền thông

    Hướng Công nghệ thông tin - truyền thông

    Nhóm nghiên cứu về tính toán hiệu năng cao của Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM trong năm 2017 đóng vai trò chủ lực giúp phát triển chương trình nghiên cứu công nghệ thông tin phục vụ cho đô thị thông minh và công nghiệp 4.0, từ đó nhóm cũng đã định hình một loạt các ứng dụng tiềm năng liên quan đến xử lý dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong tương lai gần. Mặt khác, nhóm cũng đã hợp tác với các công ty lớn về các lính vực mới, tiềm năng như Intel và HPE về dữ liệu lớn từ 2015, trí tuệ nhận tạo với Nividia từ năm 2017. Tiếp theo sự phát triển đó, vừa qua VNPT và Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM đã ký kết thoả thuận hợp tác cùng phối hợp thành lập PTN hợp tác nghiên cứu nhằm đào tạo, nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực Thành phố thông minh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, phù hợp với môi trường hội nhập kinh tế quốc tế và sự thay đổi liên tục của công nghệ, VNPT chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. Một trong những hoạt động để thực hiện chủ trương này chính là tăng cường hợp tác với các trường ĐH để có thể tận dụng hết năng lực, kết quả nghiên cứu của sinh viên, đặc biệt là của giảng viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài. Đồng thời đưa những công trình nghiên cứu, sản phẩm nghiên cứu, ý tưởng tốt của sinh viên, của các giáo sư triển khai ngay trên hệ thống của VNPT. 

    Bên cạnh sự phát triển về tính toán hiệu năng cao thì an ninh mạng đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhóm nghiên cứu về an toàn thông tin và phòng chống tấn công mạng ở Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM cũng đã và đang thực hiện các nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường tiên tiến phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực an toàn thông tin, thử nghiệm, đánh giá các giải pháp an toàn thông tin, mặt khác phát triển các nghiên cứu về mã độc, bao gồm các nghiên cứu về thu thập, phân tích tìm hiểu động cơ của kẻ tấn công, thực hiện các nghiên cứu bảo mật mới, mang tính đột phá trong lĩnh vực Internet của vạn vật (Security in Internet of Things-IoTs). IoTs hiện đang là một trào lưu phát triển mới với rất nhiều ứng dụng tiềm năng để hỗ trợ tốt hơn cuộc sống của con người (ambient-assisted living), giám sát môi trường,…Tuy nhiên, với yêu cầu về hạ tầng và kiến trúc mạng phân bố, về năng lượng tiêu thụ thấp (low-power consumption), về khả năng tự điều chỉnh (self-organized/self-healing) và tái cấu hình (re-adaptation/recòniguration), IoTs hoàn toàn cần  phải được phát triển các mô hình mạng và bộ giao thức giao tiếp mạng mới, và hiển nhiên, đi kèm theo việc phát triển này là các nguy cơ bảo mật mới trong IoTs cần phải giải quyết. Nghiên cứu phát triển để tạo ra các thiết bị bảo mật IoTs với mục tiêu cứng hóa các giải pháp bảo mật IoTs nhằm tăng tốc độ xử lý trong hệ thống. Ngoài ra, để hoàn toàn làm chủ công nghệ và gia tăng tính bảo mật của hệ thống, chúng tôi hướng tới lựa chọn các nền tảng phần cứng (hardware platforms) để chế tạo thiết bị bảo mật IoTs được phát triển và hỗ trợ bởi các nền tảng phần mềm mã nguồn mở thông dụng, và được chứng nhận hoặc kiểm định bởi các tổ chức IoTs quốc tế có uy tín.

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên