Tin tức - Sự kiện

Phát triển liên kết công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam - NCS. Hà Thị Việt Thuý

  • 26/06/2024
  • Tên đề tài: Phát triển liên kết công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế chính trị    
    Mã số: 9310102
    Họ tên NCS: Hà Thị Việt Thuý    
    Mã số NCS: N20701026
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Luân, TS. Nguyễn Đình Bình
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. Tóm tắt luận án
    Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận liên quan đến LKCN và phát triển LKCN của DNNVV, luận án đã lựa chọn các lý thuyết nền tảng để từ đó xây dựng khung nghiên cứu về phát triển LKCN của DNNVV ở vùng KTTĐPN. Trong quá trình thực hiện LKCN có nhiều hình thức khác nhau: LKCN dọc (LKCN ngược và LKCN xuôi), LKCN ngang và LKCN giữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của DNNVV và với nhiều mức độ LKCN như: LKCN chính thức, bán chính thức và không chính thức. Với 05 kênh chuyển giao công nghệ gồm: (i) đầu tư công nghệ mới thông qua hàng hóa, máy móc thiết bị; (ii) nâng cấp, chỉnh sửa công nghệ hiện tại; (iii) sử dụng công nghệ do các DN trong cùng tập đoàn cung cấp; (iv) sử dụng công nghệ do các công ty ngoài tập đoàn cung cấp; (v) kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động mới.
    Phân tích thực trạng LKCN của DNNVV ở vùng KTTĐPN cho thấy, các hình thức LKCN có xu hướng cải thiện tích cực và mức độ LKCN chính thức được sử dụng ngày càng phổ biến, trong đó LKCN bán chính thức và không chính thức có xu hướng giảm xuống. Bằng cách thực hiện LKCN, các DNNVV có LKCN có kết quả sản xuất, kinh doanh tích cực hơn so với các DNNVV không có LKCN ở các chỉ số: LOSS, ROA, ROE, ROS, LKCN cũng tác động rất tích cực đến doanh thu của DNNVV, năng suất lao động của DNNVV, quy mô của DNNVV và thu nhập bình quân của người lao động trong DNNVV ở vùng KTTĐPN. Luận án cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến LKCN của DNNVV, bao gồm: tình trạng sở hữu, quy mô DN, trình độ của LLSX của DNNVV (trình độ và kinh nghiệm của người lao động, trình độ máy móc, công nghệ của DN, cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng truyền thông), đặc điểm của ngành công nghiệp và chính sách hỗ trợ DNNVV. Từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất 08 giải pháp chính sách nhằm phát triển LKCN của DNNVV ở vùng KTTĐPN .
    2. Những kết quả mới của luận án
    Luận án sau khi thực hiện có những đóng góp mới trong lĩnh vực nghiên cứu về LKCN của DNNVV ở vùng KTTĐPN như sau:
    Về phương diện học thuật: Trong quá trình phân tích và tổng hợp các lý thuyết chính cũng như các nghiên cứu đã được thực hiện về LKCN của DNNVV, luận án đã xây dựng được mô hình phân tích lý thuyết cũng như khung phân tích về phát triển LKCN trong DNNVV, vai trò của LKCN của DNNVV trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, luận án làm rõ và phân biệt các hình thức của LKCN của DNNVV (LKCN dọc, LKCN ngang, LKCN theo các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh) và phân biệt các mức độ LKCN (chính thức, bán chính thức, không chính thức), luận án mở rộng phần thảo luận phần lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến LKCN của DNNVV trong điều kiện của một quốc gia đang phát triển, như: quy mô DN, hình thức sở hữu của DN, trình độ LLSX của DN, đặc điểm ngành công nghiệp và chính sách kinh tế của chính phủ để có giải pháp phát triển LKCN ở các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và vùng KTTĐPN nói riêng.
    Về phương diện thực tiễn: Luận án đã phân tích hiệu quả của LKCN đối với DNNVV một cách có hệ thống thông qua việc sử dụng chuỗi số liệu thống kê mô tả, so sánh đối chứng và phân tích tổng hợp với phương pháp trừu tượng hoá khoa học - phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện LKCN của DNNVV. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả khuyếch tán của LKCN đến hiệu quả tài chính như doanh thu, năng suất lao động, quy mô vốn; hiệu quả xã hội như thu nhập của người lao động và đây một đóng góp quan trọng nhằm đánh giá một cách toàn diện hiệu quả của LKCN. Đây là những căn cứ quan trọng để đưa ra giải pháp khả thi góp phần phát triển LKCN của DNNVV ở vùng KTTĐPN.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ cho các nhà xây dựng chính sách và các nhà quản lý DN có được bức tranh đầy đủ về LKCN của DNNVV để tận dụng được mặt tích cực, giảm tác động của mặt tiêu cực, đồng thời xây dựng được giải pháp chính sách để phát triển LKCN của DNNVV ở Vùng KTTĐPN.
    Mặc dù nghiên cứu sinh đã cố gắng, nhưng do có những hạn chế về nguồn lực, phạm vi nghiên cứu còn khá rộng nên những nội dung nghiên cứu trong luận án còn có một số hạn
    chế cần tiếp tục được nghiên cứu: Một là, LKCN được thực hiện ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ và diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất cũng như là được thực hiện ở phạm vi địa phương, vùng hoặc quốc gia. Phạm vi nghiên cứu trong luận án tập trung vào nghiên cứu LKCN trong các DNNVV sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở vùng KTTĐPN. Vì vậy, cần có những nghiên cứu được thực hiện sẽ tiếp cận ở các ngành khác, các vùng kinh tế khác hoặc ở phạm vi cả nước cũng như nghiên cứu LKCN trong các khâu khác nhau để vấn đề nghiên cứu được toàn diện hơn; Hai là, các nhân tố ảnh hưởng đến LKCN của DNNVV ở vùng KTTĐPN được nghiên cứu sinh lựa chọn những nhân tố chính có ảnh hưởng ở vùng KTTĐPN, trong khi đó có những nhân tố khác ảnh hưởng đến LKCN như: năng suất lao động của DNNVV, kinh nghiệm và quyền tự chủ của DNNVV, kinh nghiệm và quyền tự chủ của DN, định hướng xuất khẩu, … do đó cần có nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của tổng thể các yếu tố này đến LKCN; Ba là, các giải pháp phát triển LKCN được đưa ra dựa trên những nguyên nhân của những hạn chế được phân tích trong luận án, cần có những nghiên cứu ở góc độ của nhiều chuyên ngành khác nhau để có giải pháp đầy đủ hơn như: ngành kinh tế học, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, chính trị học,…

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên