Tin tổng hợp

Chương trình VNU350: Thúc đẩy các nhà khoa học phát triển hướng nghiên cứu mới

  • 06/05/2024
  • Chương trình đã mang lại nhiều cơ hội dành cho những người trẻ yêu quê hương, theo đuổi ước mơ, cũng như được cống hiến cho sự phát triển đất nước. Nắm bắt cơ hội này, nhiều nhà khoa học tốt nghiệp tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới đã chọn ĐHQG-HCM làm mái nhà chung cho sự nghiệp tương lai của mình.

    Cùng lắng nghe chia sẻ của các nhà khoa học để hiểu hơn về chương trình VNU350 cũng như những nguyện vọng cống hiến của họ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

    * TS Trần Huỳnh Nguyễn Khánh - ngành Dược học, ĐH Công Giáo Daegu Hàn Quốc

    C:\Users\DELL\Downloads\THN Khánh.jpg

    Cơ hội lớn để tôi theo đuổi đam mê nghiên cứu

    Tôi biết rằng ĐHQG-HCM đang chiêu mộ các nhà nghiên cứu trẻ theo chương trình VNU350 với nhiều hỗ trợ cho nghiên cứu. 

    Nhận thấy chương trình VNU350 là một cơ hội rất lớn để tôi theo đuổi ước mơ và đam mê nghiên cứu của mình. Tôi cảm thấy được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của ĐHQG-HCM, học hỏi từ các thầy cô tiền bối đi trước và ứng dụng nguồn nguyên liêu từ tự nhiên của Việt Nam đến sự chữa trị các bệnh cho loài người là niềm hạnh phúc của cá nhân và niềm hy vọng của gia đình.

    Tôi đang rất hào hứng để ứng tuyển vào chương trình VNU350, hy vọng có thể được làm việc và cống hiến tại đây cho giai đoạn phát triển nghề nghiệp của mình.

    * TS Hoàng Tùng - Khoa học y tế đổi mới, Trường Y-Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc

    C:\Users\DELL\Downloads\Hoang Tung_profile photo.jpg

    Đồng hành phát triển nghiên cứu khoa học

    Sau một thời gian làm việc và học tập tại Hàn Quốc, tôi có nguyện vọng được quay trở về Việt Nam công tác trong một môi trường giáo dục và học thuật.

    Tôi hy vọng tại Khoa Y ĐHQG-HCM, tôi có thể nhận được sự hướng dẫn và đồng hành cùng các anh chị đi trước trong việc truyền đạt những kiến thức cho sinh viên cũng như phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ môn.

    * TS Trần Thị Thuỳ Linh - ngành Hóa Dược, Trường ĐH Paris-sud, Pháp

    Chương trình VNU350 là cơ hội để làm mới bản thân

    Sau khi về Việt Nam, tôi mong muốn tìm môi trường nghiên cứu và giảng dạy để tiếp tục phát triển bản thân và phát triển sự nghiệp. Nhận thấy chương trình VNU350 được mở ra đúng với thời điểm tôi muốn thay đổi môi trường làm việc mới. Với tôi, chương trình VNU350 là cơ hội để thử thách bản thân và làm mới bản thân nhiều hơn nữa trong nghiên cứu và cống hiến nhiều hơn để tiếp tục nghiên cứu song song với giảng dạy và đào tạo.

    Với thái độ học tập và làm việc cởi mở, tôi tin tưởng rằng trình độ học vấn và kinh nghiệm sâu rộng của mình, tôi sẽ là ứng viên phù hợp cho vị trí này. Tôi luôn tâm niệm rằng mình sẽ làm nên một điều gì đó ý nghĩa trong lĩnh vực Hóa Dược, Y Sinh và môi trường Khoa Y, ĐHQG-HCM sẽ là điều kiện để tôi phát triển tốt nhất, mang lại những giá trị mới, cống hiến nhiều hơn trong sự nghiệp nghiên cứu và sự nghiệp trồng người.

    * GS Thái Khắc Minh - ngành Dược học, ĐH Vienna, Cộng hòa Áo

    Sẽ góp phần cùng sự phát triển của khoa Y ĐHQG-HCM

    Tôi được biết ĐHQG-HCM đang có chính sách thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐHQG-HCM theo chương trình VNU350.

    Hy vọng với kinh nghiệm là giáo sư chuyên ngành Hóa Dược sẽ góp phần cho sự phát triển trong tương lai của Khoa Y ĐHQG-HCM trong lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học.

    * TS Vũ Gia Phong - chuyên ngành Hóa Sinh tại ĐH UC Berkeley, Hoa Kỳ

    Sẽ phát triển các phương pháp chẩn đoán bệnh và trị liệu phân tử

    Chương trình VNU350 mang lại nhiều cơ hội dành cho những người trẻ yêu quê hương như tôi để tôi được cống hiến, góp chút sức lực giúp nước nhà phát triển. 

    Khi Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm được ĐHQG-HCM thành lập, tôi đã chủ động liên lạc để tìm hiểu và sau đó quyết định ứng tuyển vào vị trí trưởng nhóm nghiên cứu tại trung tâm thông qua Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM. Chương trình này mang lại nhiều giá trị, cơ hội cho người trẻ yêu quê hương như chúng tôi để chúng tôi được cống hiến cho đất nước.

    Hiện nay ở Việt Nam và thế giới, các nhóm nghiên cứu làm chủ được công nghệ kéo phân tử còn chưa nhiều. Là một trong những nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm thiết kế, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại này, tôi mong thông qua Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm ĐHQG-HCM sẽ có thể dùng những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong phát triển các phương pháp chẩn đoán bệnh và trị liệu phân tử chính xác cho Việt Nam.

    TS Vũ Gia Phong là một trong số ít học viên nhận được học bổng toàn phần sau đại học của ĐH UC Berkeley. Năm 2014, anh còn là 1 trong 4 nghiên cứu sinh xuất sắc được nhận giải thưởng Luận án Tiến sĩ xuất sắc của Văn phòng Chủ tịch Viện ĐH California. 

    Trong thời gian làm tiến sĩ, anh được giao nhóm phát triển và thực hiện giao thức an toàn trong nghiên cứu động vật tại phòng thí nghiệm của ĐH UC Berkeley. Anh đã công bố 18 bài báo khoa học, trong đó 16 bài thuộc Q1 và 3 bài được đăng trên tạp chí PNAS.

    * TS Nguyễn Văn Chí - Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Quốc lập Khoa học và Công nghệ Đài Loan

    Ứng tuyển nghiên cứu viên của Trung tâm INOMAR

    Tôi nghĩ Chương trình VNU350, nhằm thu hút các nhà khoa học trẻ là cơ hội tuyệt vời để tôi phát triển con đường nghiên cứu khoa học. Vì vậy, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Cấu trúc Vật liệu Nano và Phân tử. Với những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế và đào tạo, tôi tin rằng mình phù hợp với các tiêu chí của Trung tâm.

    * PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Như, khoa Tài chính, Đại học Tomas Bata, Công hòa Czech 

    Trở thành nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế - tài chính

    Tôi tham gia ứng tuyển Chương trình VNU350 với vị trí nhà khoa học đầu ngành.

    Tôi được biết ĐHQG-HCM xác định tầm nhìn trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á. Được làm việc trong môi trường học thuật chuyên nghiệp như vậy, cùng với những kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân đã thúc đẩy tôi ấp ủ những kế hoạch và hoài bão to lớn là thực hiện các dự án nghiên cứu quy mô lớn hơn với sự đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

    Cùng với đó, tôi định hướng bản thân trở thành nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về tài chính cá nhân (personal finance) và tài chính xanh (green finance). Những công trình nghiên cứu từ dự án sẽ được công bố trên các tạp chí uy tín hàng đầu. Trên con đường phát triển sự nghiệp, tôi ước mơ và phấn đấu từng bước để đi đến nấc thang cao nhất trong chức danh khoa học.

    Việc tham gia vào chương trình VNU350 với nguồn tài trợ kinh phí và các chính sách hỗ trợ từ ĐHQG-HCM sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tôi hiện thực hóa hoài bão và kế hoạch của mình.

    * TS Trương Ngọc Cường tốt nghiệp chuyên ngành Logistics tại ĐH Quốc gia Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc

    Khao khát trở về Việt Nam để cống hiến

    Tôi luôn khao khát được trở về Việt Nam để nghiên cứu và đóng góp một phần sức lực vào việc phát triển và đổi mới của đất nước. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc tại quốc gia phát triển logistics như Hàn Quốc, tôi lựa chọn tiếp tục sự nghiệp tại Trường ĐH Bách Khoa.

    Tôi sẽ khai thác tối đa năng lực để tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao, từ đó góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của ĐHQG-HCM.

    Tôi tin rằng với cơ chế và chính sách đột phá, cùng sự quan tâm đặc biệt từ lãnh đạo ĐHQG-HCM dành cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc thuộc chương trình VNU350, tôi sẽ có thể phát huy hết niềm đam mê nghiên cứu và năng lực của mình để tạo ra các giá trị mới, các sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống thực tiễn, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của ĐHQG-HCM là trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á.

    * TS Phạm Toàn Thắng - ngành Kỹ thuật Kiến Trúc, ĐH Sejong, Hàn Quốc

    Mong muốn phát triển sự nghiệp tại ĐHQG-HCM

    Tôi vốn có nguyện vọng được giảng dạy và phát triển sự nghiệp của mình tại TP.HCM. Tôi đã nghe đến Chương trình VNU350 từ một đồng nghiệp công tác tại Trường ĐH Bách Khoa. Từ đó tôi rất quan tâm và mong muốn trở thành giảng viên ngành Cơ Kỹ thuật của Nhà trường.

    Được nhận công tác tại Trường ĐH Bách khoa, đây là một cơ hội để tôi tham gia, đóng góp cho ĐHQG-HCM. 

    * TS Lê Trung Hoàng - ngành Khoa học máy tính, ĐH Quản lý Singapore

    ĐHQG-HCM đặt nền móng cho đam mê nghiên cứu

    Tôi từng thực tập với vai trò trợ lý nghiên cứu tại Viện John von Neumann ĐHQG-HCM. Quá trình thực tập tại đây đã đặt nền móng cho niềm đam mê nghiên cứu của tôi trong những năm sau đó. Tôi rất đam mê nghiên cứu về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. 

    Tôi tự tin rằng chuyên môn của tôi về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cũng như nghiên cứu khoa học có thể giúp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nói riêng và ĐHQG-HCM phát triển và hướng tới hoàn thành mục tiêu của Chương trình VNU350.

    * TS Trần Minh Tuấn - ngành Bệnh cây trồng, ĐH Wisconsin Madison, Hoa Kỳ

    Đóng góp vào nghiên cứu mang tính liên ngành 

    Được nhận công tác tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tôi tin tưởng sẽ tạo ra kết quả tuyệt vời, đóng góp cho nghiên cứu mang tính liên ngành tại ĐHQG-HCM. Tôi mong muốn có cơ hội đóng góp chuyên môn cho cộng đồng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và tại ĐHQG-HCM.

    Tôi sở hữu chuyên môn liên ngành cùng nhiều kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế và là một cố vấn cho sinh viên. Đây là hành trang tốt cho tôi khi nhận nhiệm vụ tại ĐHQG-HCM.

    * TS Cao Thị Thuỳ Như - ngành Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM

    Sẽ nỗ lực phát triển bản thân, hỗ trợ đồng nghiệp 

    Tôi được biết Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM nhằm mục đích thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành về công tác với những chính sách đãi ngộ phù hợp.

    Với kinh nghiệm 10 năm công tác trong ngành giáo dục cùng với những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu được hình thành trong quá trình đào tạo, tôi tin rằng mình sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi được tuyển dụng.

    Tôi hy vọng với năng lực, kinh nghiệm và tinh thần phấn đấu, tôi sẽ là một ứng viên thích hợp cho vị trí Giảng viên Luật theo Chương trình VNU350. Tôi sẽ nỗ lực phát triển bản thân, hỗ trợ đồng nghiệp, đóng góp vào mục tiêu nghiên cứu chung của đơn vị chuyên môn và nhà trường

    * TS Phạm Ngọc Thanh - ngành Khoa học chính xác và Vật lý ứng dụng, Đại học OSAKA, Nhật Bản

    Mong muốn được đào tạo cử nhân công nghệ vật liệu trong tương lai

    Tôi tin rằng kinh nghiệm và kiến thức của mình sẽ là một nguồn lợi ích quý giá cho vị trí giảng viên Khoa học vật liệu và tôi rất mong được cơ hội tham gia và đóng góp vào cộng đồng học thuật tại Trường ĐH An Giang. Ngoài ra, tôi mong muốn được đào tạo cử nhân công nghệ vật liệu trong tương lai.

    * TS Huỳnh Thị Bích Ngọc - Năng lượng và kỹ thuật Hóa học, ĐHQG Incheon, Hàn Quốc

    ĐHQG-HCM sẽ là nơi để tôi phát triển tốt nhất

    Tôi mong muốn mang những kiến thức đã học tập được tại nước ngoài về giảng dạy và phục vụ tại Việt Nam, góp phần phát triển nền khoa học kỹ thuật nước nhà. Điều này đã thôi thúc tôi ứng tuyển vào Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM.

    Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM sẽ là điều kiện để tôi phát triển tốt nhất, mang lại những cải tiến, ứng dụng hữu ích cho con người. Tôi cho rằng trách nhiệm của chúng ta là cống hiến cuộc đời mình để tạo nên một tương lai tươi sáng hơn, một tương lai không chỉ của chúng ta, mà còn cho con cháu chúng ta. Chúng ta phải khiến chúng cảm thấy tự hào khi nhìn về quá khứ và trân trọng thế hệ cha ông của chúng đã vất vả như thế nào để tạo nên một thế giới tốt đẹp như ngày hôm nay.

    Thông tin chi tiết về chương trình VNU350 trên website: vnu350.vnuhcm.edu.vn.

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên