Tin tức - Sự kiện

Cuộc di cư và định cư của đồng bào công giáo miền bắc sau hiệp định Genève (1954 – 1963-NCS. Nguyễn Thị Tuyết Thanh

  • 01/11/2019
  • -    Đề Tài: Cuộc di cư và định cư của đồng bào công giáo miền bắc sau hiệp định Genève (1954 – 1963).
    -    Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 
    -    Mã số: 62.22.03.13
    -    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Tuyết Thanh
    -    Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Văn Lệ    
    -    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

    - Tóm tắt nội dung luận án
    Luận án nghiên cứu về cuộc di cư và đinh cư của đồng bào công giáo miền Bắc vào Nam năm 1954. Đây được xem là một biến cố lớn của lịch sử Việt Nam khi hàng triệu đồng bào miền Bắc mà chủ yếu là người công giáo di cư vào Nam trong một thời gian ngắn. Khi người di cư vào miền Nam, Ngô Đình Diệm đã tiến hành kế hoạch định cư khối cư dân này thông qua loại hình dinh điền.                 
     - Những kết quả của luận án
    1. Luận án đã khám phá và lý giải ý nghĩa các cứ liệu lịch sử về cuộc di cư và định cư của đồng bào công giáo miền Bắc dưới thời Đệ nhất Cộng hòa (1954-1963). Qua đó có cái nhìn toàn diện về kế hoạch, chính sách của chế độ Mỹ - Diệm trong cuộc di cư và định cư (1954 – 1963).
    2. Luận án đã tìm hiểu và giải thích lý do tại sao sau Hiệp định Genève năm 1954, đồng bào Công giáo miền Bắc lại quyết định di cư vào miền Nam. Kết quả là luận án đã lý giải được một số nguyên nhân dẫn đến việc người Công giáo miền Bắc quyết định di cư vào miền Nam vào năm 1954. Đặc biệt, vai trò chính của chế độ Mỹ - Diệm cuộc di cư này.
    3. Luận án đã trình bày và phân tích quá trình tiếp cư và định cư đồng bào Công giáo miền Bắc trong giai đoạn đầu 1954 - 1955. Tiếp đó, luận án đã tìm hiểu và giải thích được vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong công cuộc địa phương hóa và chiến lược phân bố, quản lí người di cư ở vùng nông thôn qua loại hình dinh điền 1957 – 1963.
    4. Công trình nghiên cứu này sẽ đóng góp những bài học lịch sử trong công cuộc xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay.


     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên