Tin tức - Sự kiện

Triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại - NCS. Châu Văn Ninh

  • 01/06/2023
  • Tên luận án: Triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại
    Chuyên ngành: Triết học    
    Mã số: 9229001    
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Châu Văn Ninh    
    Người hướng dẫn khao học: 1.TS. Dương Ngọc Dũng, 2.TS.Trần Kỳ Đồng    
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.    
    + Tóm tắt nội dung luận án
    Vấn đề nhân sinh và cuộc sống của con người luôn là sự bận tâm của loài từ ngày xưa đến nay. Tất cả các trường phái và các trào lưu triết học trên thế giới, đều ít hay nhiều đều quan tâm đến con người, trong đó, nổi bật nhất chính là triết học Ấn Độ, nền triết học lấy con người và hạnh phúc con người làm mục đích hướng đến, luôn quan tâm đến số phận và cuộc đời của con người,  tìm cách giải đáp cho hàng loạt câu hỏi liên quan đến những vấn đề nhân sinh, về ý nghĩa cuộc sống của con người, về hạnh phúc vĩnh hằng và cách nào đạt đến hạnh phúc ấy?
    Từ sự quan tâm đến con người, nên triết học Ấn Độ đã hình thành triết lý nhân sinh vô cùng đặc sắc dựa trên hàng loạt khái niệm như: dharma (bổn phận, pháp), nivrtti (buông bỏ), karma (hành động hay nghiệp), moksa (giải thoát), avidya (vô minh), jnana (trí tuệ), ahimsa (bất tổn sinh), bhakti (tín ái), samsara (luân hồi), maya (ảo ảnh), jnana (trí tuệ), lòng từ bi (karuna),  lợi ích vật chất (artha), kama (nhục cảm).... Triết học Ấn Độ nhấn mạnh rằng cuộc đời con người sẽ tuân theo quy luật luân hồi, một người nào đó sẽ chịu kết quả xấu hay tốt là là do hành động trước đó gây ra. Vậy nên con người cần phải thoát khỏi quy luật luân hồi, bằng cách thực hiện đúng bổn phận và rèn luyện trí tuệ trực giác để xóa vô mình, không tham lam, ái dục  từ đó nhận ra bản tính đích thật của mình, và khi ấy con người thật sự đạt được hạnh phúc vĩnh hằng.
    + Những kết quả của luận án
    1. Luận án đã phân tích và hệ thống hóa nội dung triết lý nhân sinh thành hệ thống với các nội dung chính. Bao gồm: cuộc đời con người có 4 giai đoạn mà một người cần trải qua trong đời. Cuộc đời có 4 mục đích mà con người cần phải thực hiện, và có 3 con đường con người tự chọn mà tu luyện hoặc tuân theo để giải thoát.    
    2. Luận án đã chỉ ra 4 đặc điểm cơ bản trong triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại đó là: 1 Tính thống nhất và đa dạng, được thể hiện ở 2 nội dung chính: hầu như tất cả các trường phái triết học Ấn Độ đều tin vào học thuyết Nghiệp (karma) và gần như tất cả các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại đều tin vào lý tưởng giải thoát; 2 Tính kế thừa, 3. Vấn đề giải thoát là trung tâm của triết lý nhân sinh; 4. Mang tính tôn giáo.
    3. Luận án cũng chỉnh ra những giá trị cơ bản của triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại, trong các lĩnh vực như: Giá trị trong tư tưởng chính trị; Giá trị trong tư tưởng văn học và nghệ thuật; Giá trị về đạo đức, luân lý; Giá trị trong Tôn giáo. Bên cạnh đó, luận án cũng đã phân tích nội dung tư tưởng của một vài triết gia cận và hiện đại chịu ảnh hưởng lớn từ triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại đến tư tưởng của mình như Swami Vivekanada, Rabindranth Tagore, Mahatma Gandhi, Sri Aurobindo ….
    + Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:    
    Vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo là những con đường giải thoát  mà người Ấn Độ cổ đại đề xuất để giải thoát cho người dân của Ấn Độ, có thể ứng dụng vào việc giải quyết những vấn nạn mà nhân loại đang gặp phải?  có góp phần để giải quyết những vấn đề khủng hoảng của con người hiện nay nhằm mang lại hạnh phúc và bình an hay không?

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên