Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
ĐHQG-HCM cùng doanh nghiệp chắp cánh cho khát vọng đổi mới sáng tạo của sinh viên
Đối tác doanh nghiệp

ĐHQG-HCM cùng doanh nghiệp chắp cánh cho khát vọng đổi mới sáng tạo của sinh viên

  • 25/12/2023
  • Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tạo sân chơi học thuật về khởi nghiệp…, các cơ sở giáo dục đóng vai trò như một trụ cột trong hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo (KN-ĐMST) của đất nước. Trong đó, với vai trò là một đại học đa ngành đa lĩnh vực, ĐHQG-HCM xem việc thúc đẩy ĐMST trong sinh viên, học viên và giảng viên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

    Thành lập trung tâm và quỹ hỗ trợ hoạt động KN-ĐMST

    Năm 2003, Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM (ITP) được thành lập nhằm triển khai nhiệm vụ về phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ định hướng nghiên cứu ứng dụng. 10 năm sau, ITP được tái cấu trúc, chuyển sang mô hình hệ sinh thái KN-ĐMST trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đến năm 2017, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC) trực thuộc ITP chính thức ra đời nhằm hỗ trợ và triển khai các chương trình thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp của ĐHQG-HCM thông qua Quỹ khởi nghiệp ĐHQG-HCM. Trung tâm là đầu mối để tiếp nhận và thực thi các chương trình KN-ĐMST trong khuôn khổ hợp tác với Bộ KH&CN và TP.HCM, các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu ĐHQG-HCM với hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương và khu vực.

    Điểm sáng tạo của IEC là triển khai một cách hệ thống chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở 4 giai đoạn đầu tiên của hành trình khởi nghiệp, gồm (1) “truyền cảm hứng”, (2) “khám phá”, (3) “trải nghiệm” và (4) “startup”. 

    Tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có các hoạt động khác nhau, chẳng hạn ở giai đoạn (1), IEC tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp CiC”. Trong khuôn khổ CiC, các thí sinh được tạo điều kiện tham gia các buổi tập huấn về KN-ĐMST, có cơ hội kết nối với Mentor/CEO Startup CiC, vừa học vừa chơi thông qua hội trại Bootcamp CiC... CiC 2023 thu hút 1.000 sinh viên tham dự, 350 nhóm dự thi và 800.000 lượt tiếp cận sinh viên. 

    Còn ở giai đoạn hình thành doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp, IEC hỗ trợ ươm tạo cơ sở vật chất, văn phòng, dịch vụ, truyền thông; gửi các nhóm khởi nghiệp đến các chương trình tăng tốc trong và ngoài nước; hỗ trợ vốn bằng cách kết nối các đơn vị tài trợ, nhà đầu tư để nhóm thuận lợi trong việc gọi vốn... Ngoài ra, IEC còn tích cực phối hợp các đơn vị, tổ chức hội thảo chuyên đề về KN-ĐMST, các chuyến tham quan thực tế, chia sẻ thông tin chương trình thực tập cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ cho các câu lạc bộ khởi nghiệp tại các trường...

    Trình diễn sản phẩm của Start-up tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ.

    Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM có 110 nhóm/doanh nghiệp với vốn hóa thị trường là 4 tỷ đồng. 

    Nhiều sân chơi bổ ích khơi gợi đam mê đổi mới sáng tạo

    Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM được xem là đơn vị tiên phong cả nước trong việc vận hành mô hình vườn ươm trong trường đại học với sự ra đời của Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ (TBI) vào năm 2010. Trực thuộc TBI còn có phòng thí nghiệm chế tạo sản phẩm mẫu hỗ trợ khởi nghiệp (Innovation Fablab) là địa chỉ hỗ trợ sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp khởi nghiệp, tiến tới thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và hình thành các loại hình doanh nghiệp. Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM vận hành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ, Trường ĐH Kinh tế - Luật có Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp...

    Hằng năm, các trường tạo không gian kết nối, chia sẻ về chủ đề KN-ĐMST trong sinh viên thông qua các cuộc thi, điển hình như “Bach khoa Innovation”, “IU Startup Demo Day”, “Người Nhân văn khởi nghiệp”… Cuộc thi “Bach khoa Innovation” được tổ chức thường niên từ năm 2018 đến nay với tổng cộng 366 dự án KN-ĐMST được tạo mới từ 1.493 sinh viên Trường ĐH Bách Khoa và các trường khu vực TP.HCM. “IU Startup Demo Day” năm 2023 thu hút sự tham gia của 32 dự án với gần 130 sinh viên. Hướng đến đối tượng là sinh viên thuộc các ngành khoa học xã hội, “Người Nhân văn khởi nghiệp” mùa 2 cũng đã chứng kiến những màn tranh tài thú vị của 25 ý tưởng, dự án sinh viên.

    Sản phẩm của sinh viên trình diễn tại Bách Khoa Innovation 2023.

    Những con số thống kê này không chỉ cho thấy sinh viên ĐHQG-HCM có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, sẵn sàng tìm tòi và vận dụng tri thức mới một cách hiệu quả để xây dựng những ý tưởng thiết thực, mà còn là minh chứng khẳng định các bạn có sự quan tâm đến các hoạt động đổi mới sáng tạo với mong muốn được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp để thực hiện hoài bão riêng của mình. 

    Đưa môn học Khởi nghiệp vào giảng dạy 

    Trường ĐH Bách Khoa bắt đầu giảng dạy thí điểm môn học “Khởi nghiệp” cho sinh viên chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV) từ năm 2008 và duy trì cho đến nay. Có 51/85 ngành đại học có môn học tự chọn/bắt buộc “Khởi nghiệp” hoặc “Kỹ năng sáng tạo” và 45/45 ngành sau đại học có môn học tự chọn “Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo”. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các khóa tập huấn/đào tạo ngắn hạn về KN-ĐMST dành cho giảng viên, sinh viên. 

    Trong năm 2023, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ của Trường ĐH Bách Khoa đã phối hợp các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức hơn 20 hội thảo/tọa đàm/triển lãm, 10 khóa đào tạo ngắn hạn về KN-ĐMST và nâng cao năng lực quản trị cho hơn 550 giảng viên, sinh viên và thành viên doanh nghiệp khu vực TP.HCM, ươm tạo và hỗ trợ 15 dự án khởi nghiệp. Đến nay, Trung tâm đã ươm tạo 77 doanh nghiệp/dự án, trong đó có 33 công nghệ là sản phẩm nghiên cứu từ Trường ĐH Bách Khoa.

    Để có thể xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả đòi hỏi sự chủ động phối hợp của cả “ba nhà”, gồm viện/trường - doanh nghiệp - chính phủ. Trong quá trình triển khai các hoạt động về KN-ĐMST, Trường ĐH Bách Khoa nhận được sự hỗ trợ, hợp tác và tài trợ từ khối doanh nghiệp (bao gồm những doanh nghiệp sản xuất, thương mại, quỹ đầu tư...). Trường kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp đối tác và doanh nghiệp từ Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách Khoa (BKA), thu hút được hơn 70.000USD tài trợ phát triển các dự án KN-ĐMST cho sinh viên... 

    Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động KN-ĐMST trong và ngoài ĐHQG-HCM, ngày 28/10/2023, ĐHQG-HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Theo thỏa thuận hợp tác, NIC sẽ hỗ trợ ĐHQG-HCM hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo của ĐHQG-HCM. 

    Dù hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học còn tồn tại một số hạn chế, song ĐHQG-HCM và các trường thành viên sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy hoạt động KN-ĐMST ngày càng phát triển. 

    Bài, ảnh: NGUYỄN NHƯ QUỲNH

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên