Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thách thức trên hành trình trở thành tiến sĩ
Tin tổng hợp

Kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thách thức trên hành trình trở thành tiến sĩ

  • 10/06/2024
  • Sáng ngày 9/6/2024, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (cơ sở Nguyễn Văn Cừ), TS Hà Thị Thanh Hương, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế đã có buổi chia sẻ “Hành trình trở thành tiến sĩ: Kinh nghiệm vượt chướng ngại vật, tăng tốc về đích”.

    Buổi chia sẻ đã thu hút được đông đảo học viên cao học và nghiên cứu sinh tham dự.

    Toàn cảnh buổi chia sẻ của TS Hà Thị Thanh Hương tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM.

    Tạo dựng môi trường nghiên cứu hiệu quả

    Theo TS Hương, khi xây dựng lộ trình học tiến sĩ, đối với các môn tự chọn thì nghiên cứu sinh cần lựa chọn các môn học phù hợp dựa trên các tiêu chí: môn học mang lại hứng thú; môn học tương thích với chủ đề nghiên cứu luận văn và dự án trong tương lai; môn học có thể phụ trợ trong quá trình nghiên cứu. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, việc lựa chọn môn để học bổ sung các môn cơ sở và chuyên ngành của chương trình thạc sĩ cùng ngành cũng nên suy xét các tiêu chí nêu trên.

    Về tiêu chí lựa chọn người hướng dẫn, yếu tố đầu tiên là tìm kiếm môi trường nghiên cứu phù hợp và hiệu quả. Có 2 phong cách hướng dẫn là hands-on và hands-off. Phong cách hands-on, người hướng dẫn  trực tiếp vào công việc, đề ra mục tiêu, định hướng nhưng đồng thời cùng tham gia quá trình xây dựng nội dung công việc và giám sát việc thực hiện công việc. Còn đối với hands-off, người hướng dẫn đề ra mục tiêu, định hướng chung rồi giao cho nghiên cứu sinh xây dựng chiến lược, kế hoạch của dự án và chỉ xem xét và góp ý. Theo Tiến sĩ, tìm kiếm được một người hướng dẫn có cả 2  phong cách trên sẽ là tốt nhất bởi đối với người mới học, còn non nớt thì rất cần người hướng dẫn hỗ trợ, giúp đỡ và khi học đến năm 2, 3 thì lại rất cần được tạo không gian để phát triển khả năng của mình.

    Môi trường nghiên cứu hiệu quả còn dựa vào tiêu chí nhóm nghiên cứu phù hợp, theo phương châm “học thầy không tày học bạn”. Lời khuyên của cô là: “Hãy tạo dựng nhóm nghiên cứu mà ở đó có thể học hỏi từ đồng đội và tương tác hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn”.

    Giải pháp để ứng phó với khó khăn

    Theo tiến sĩ, kinh phí thực hiện đề tài có thể tìm kiếm từ các nguồn như học bổng từ trường đại học, quỹ nghiên cứu từ chính phủ (Quỹ Khoa học và Công nghệ Quốc gia, các chương trình nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo), học bổng từ doanh nghiệp. Các nguồn kiến thức chuyên môn đến từ thư viện và cơ sở dữ liệu về tài liệu nghiên cứu, phòng thí nghiệm được trang bị thiết bị và công nghệ hiện đại, cuộc thi nghiên cứu, hội thảo chuyên ngành…

    Nghiên cứu sinh cũng cần quan tâm yếu tố kết nối với doanh nghiệp để có cơ hội thực tập và làm việc sau khi tốt nghiệp, cơ hội hợp tác nghiên cứu. Một số cách tiếp cận như: (1) Tham gia sự kiện, hội thảo, hội nghị khoa học; (2) Xây dựng kỹ năng giao tiếp để mở rộng mạng lưới; (3) Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ ấn tượng (LinkedIn, ResearchGate…); (4) Đề xuất các giá trị cụ thể, xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài với các doanh nghiệp, nhấn mạnh lợi ích từ việc tài trợ cho dự án.

    TS Hà Thị Thanh Hương cũng nêu một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Theo đó, cần chú ý đến tính khoa học, tính mới, tính khả thi và tính ứng dụng. Nghiên cứu sinh phải xác định cấp độ của đề tài, thời hạn nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, trang bị kỹ năng đọc hiểu tài liệu tham khảo, đánh giá tính khả thi. Từ đó, hình thành câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết.

    Theo TS Hương, có một số khó khăn, thách thức thường gặp trong quá trình học tập như thiếu định hướng nghiên cứu, áp lực thời gian khi quản lý khối lượng công việc lớn, áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, xã hội và chính bản thân; khó khăn về tài chính, viết luận văn, áp lực sức khỏe tinh thần...

    Tại buổi chia sẻ, cô gợi ý một số giải pháp, chẳng hạn sử dụng công cụ quản lý thời gian để lập kế hoạch công việc tốt hơn, phân chia công việc thành các nhiệm vụ nhỏ và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để cân bằng việc học, đi làm và nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cần xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý tại trung tâm của cơ sở đào tạo đang học. Về tài chính, nghiên cứu sinh cần tích cực tìm kiếm các học bổng và quỹ nghiên cứu, chương trình tài trợ từ trường đại học và các tổ chức. Về luận văn, nghiên cứu sinh nên bắt đầu tổng hợp thông tin để viết từng phần, để tránh cảm giác quá tải; thường xuyên nhờ giảng viên hướng dẫn đọc và góp ý; sử dụng công cụ quản lý tài liệu tham khảo…

    LÊ HOÀI

    TS Hà Thị Thanh Hương sở hữu hàng loạt giải thưởng cao quý: Giải thưởng Khoa học Công nghệ thanh niên Quả cầu vàng năm 2023 vì có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực công nghệ y - dược; Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023; Women of the Future Southeast Asia 2023; Công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM năm 2023; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

    Cô là nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên nhận giải Early Career Award của Tổ chức Nghiên cứu Não Quốc tế vào năm 2020. Cuối năm 2022, cô được tổ chức L’Oréal - UNESCO vinh danh là “Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022”.

    TS Hà Thị Thanh Hương nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2023.

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên