Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi – đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - NCS. Lâm Ngọc Linh
Tin tức - Sự kiện

Nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi – đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - NCS. Lâm Ngọc Linh

  • 11/05/2023
  • Tên đề tài: Nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi – đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
    Chuyên ngành: Triết học
    Mã số: 9.22.90.01  
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Lâm Ngọc Linh    
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Doãn Chính
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh
    1.Tóm tắt nội dung luận án         
    Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân loại đã hình thành nên những quan điểm về nhân sinh vô cùng đặc sắc; có vai trò quan trọng mang tính định hướng trong đời sống xã hội. Một trong những quan điểm quý báu của nhân loại đó là nhân sinh quan. Nhân sinh quan là những quan điểm về cuộc sống của con người. Việc xây dựng nhân sinh quan đúng đắn trên cơ sở thế giới quan khoa học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống mỗi người cũng như trong xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa to lớn của nhân sinh quan trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giáo dục nhân sinh quan cao đẹp nhằm đào tạo nên những con người Việt Nam mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam có nhiều giai đoạn phát triển đặc biệt với sự biến chuyển xã hội sâu sắc đã hun đúc nên những nhà văn hóa, những nhà tư tưởng lớn, thể hiện nhân sinh quan đúng đắn với phẩm chất đạo đức rất cao đẹp, suốt đời vì dân vì nước, trong đó tiêu biểu phải kể đến Nguyễn Trãi.
    Tư tưởng Nguyễn Trãi nói chung, nhân sinh quan của ông nói riêng, không phải hình thành một cách ngẫu nhiên, tư biện mà nó phản ánh những đặc điểm, điều kiện lịch sử xã hội Đại Việt thế kỷ XIV – XV, đó là sự biến chuyển của xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV và thực tiễn của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược; đó còn là thực tiễn nhu cầu củng cố, xây dựng và phát triển xã hội Đại Việt dưới triều đại Lê sơ. Trên cơ sở phản ánh những đặc điểm xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - thế kỷ XV, bằng sự tiếp thu có chọn lọc quan điểm nhân sinh của con người Việt Nam cùng với sự kế thừa và phát triển những yếu tố triết lý nhân sinh của “Tam giáo”. Từ những nội dung trên, có thể nói nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi nổi bật lên những đặc điểm: Một là, tính kế thừa, chọn lọc và phát triển. Hai là, tính thực tiễn sinh động. Ba là, tính dân tộc cao cả và bốn là, tính nhân văn sâu sắc.
    Với những nội dung hết sức đặc sắc đó, nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi có những ý nghĩa lịch sử nổi bật cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi không chỉ làm phong phú, sâu sắc nội dung, giá trị nhân sinh quan của cả dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi đã góp phần thúc đẩy, khơi dậy sức mạnh và lòng tin của nhân dân ta, nâng cao tinh thần yêu nước, hun đúc ý chí chiến đấu của nhân dân ta trong công cuộc giải phóng dân tộc. Đặc biệt, nó còn là nguồn động lực tinh thần to lớn, có tác dụng cổ vũ, động viên, thôi thúc toàn dân đoàn kết đồng lòng đứng lên cứu nước, xây dựng cho thanh niên một lý tưởng sống, một lẽ sống đúng đắn, vì nghĩa lớn của dân tộc. Đó là lý tưởng đấu tranh vì độc lập của dân tộc, vì tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Không những thế, nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi còn là bài học về tư tưởng “nhân nghĩa”, mang tính nhân văn cao cả, bài học về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân, về lòng nhân ái khoan dung độ lượng, về sự hòa hiếu giữa các dân tộc để đất nước được thái bình, bài học về tinh thần độc lập dân tộc, là lòng tự hào về cội nguồn, truyền thống và nền văn hiến của dân tộc, là tình yêu quê hương đất nước và tình cảm thương yêu con người sâu nặng. Đó còn là bài học về dân và vai trò của nhân dân đối với công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước; dân là nước, nhà nước là thuyền, “nâng thuyền, lật thuyền cũng là dân” (Tài chu, phúc chu diệc dân giả) .
    Tuy nhiên do điều kiện lịch sử nhất định, nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi vẫn còn những hạn chế nhất định. Một là, nhân sinh quan của ông vẫn còn ảnh hưởng quan điểm của Nho giáo. Hai là, ông vẫn có tư tưởng bi quan, yếm thế. Nếu bỏ qua những hạn chế ấy, nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi vẫn còn có ý nghĩa lịch sử bổ ích và thiết thực đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ” như Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng.
    2. Những kết quả mới của luận án
    Luận án góp phần trình bày, phân tích một cách cơ bản và hệ thống cơ sở hình thành cũng như những nội dung, đặc điểm nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá những hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi đối với quá trình phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam, với thực tiễn công cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược giành nền độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia Đại Việt thế kỷ XIV – XV độc lập thống nhất, hùng mạnh cũng như đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân sinh quan con người Việt Nam hiện nay.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án
    Có thể nói, những ý nghĩa lịch sử rút ra từ nhân sinh quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi, là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn thiết thực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây dựng nhân sinh quan đúng đắn cho con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên