Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hoá - NCS. Nguyễn Văn Phước
Tin tức - Sự kiện

Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hoá - NCS. Nguyễn Văn Phước

  • 19/09/2024
  • Tên đề tài: Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hoá
    Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
    Mã số: 9140114
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Phước
    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thuý Dung, TS. Hoàng Mai Khanh
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    I. Tóm tắt nội dung luận án
    Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có đội ngũ nhà giáo có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, có vai trò quan trọng trong lãnh đạo và quản lý trường tiểu học, đảm bảo chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường học tập tốt và phát triển toàn diện cho học sinh. Mặt khác, một cơ sở khoa học cho đổi mới giáo dục là tiếp cận chuẩn và đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những xu thế quản lý hiện nay là quản lý dựa vào chuẩn. Đối với quản lý giáo dục, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, cần thiết phải thực hiện chuấn hoá. Chuẩn hoá giáo dục là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong giáo dục đạt được chuẩn cần thiết. Nhận thức rõ điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, quy định những năng lực, phẩm chất cần có của người hiệu trưởng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học còn có những bất cập nhất định về năng lực quản lý, lãnh đạo; thiếu kinh nghiệm trong thực hiện đổi mới giáo dục,… Thực tiễn cũng cho thấy, thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng sẽ đảm bảo đội ngũ này đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng để đáp ứng yêu cầu quản lý trường tiểu học trong bối cảnh thường xuyên thay đổi và không ngừng phát triển về khoa học và công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội.
    Từ yêu cầu trên, luận án đã tập trung nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa với mục đích: đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu quản lý trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục, trên cơ sở nghiên cứu lí luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa và khảo sát, đánh giá thực trạng này tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    Xác định đối tượng nghiên cứu là Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa và khách thể nghiên cứu là Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa, Luận án đã xây dựng các luận cứ khoa học và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên cơ sở sử dụng 4 phương pháp tiếp cận là: tiếp cận chuẩn, tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận chức năng quản lý và tiếp cận hệ thống; đồng thời phối hợp sử dụng đa dạng hệ thống phương pháp: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn (thông qua khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và thực nghiệm) và xử lý số liệu để thiết kế và tổ chức quá trình nghiên cứu.
    Ngoài việc xây dựng khung lý thuyết của đề tài, Luận án đã đánh giá được nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý ở uỷ ban nhân dân cấp huyện, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ở trường tiểu học đối với thực trạng đội ngũ hiệu trưởng và thực trạng công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hoá; từ đó, đã đề xuất 5 biện phát phát triển đội ngũ này, gồm: 1/ Tăng cường công tác chỉ đạo trong quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học; 2/ Chú trọng công tác kiểm tra trong tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ hiệu trưởng tiểu học; 3/ Đẩy mạnh công tác chỉ đạo trong đánh giá chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng; 4/ Tăng cường công tác chỉ đạo trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng và 5/ Chú trọng công tác tổ chức trong xây dựng môi trường làm việc
    thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng tiểu học. Ngoài ra, Luận án đã đánh giá được mối quan hệ, tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp, tính phù hợp thông qua đánh giá của chuyên gia và kết quả Thực nghiệm khoa học 1 biện pháp “Tăng cường công tác chỉ đạo trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng”, chứng minh rằng các biện pháp được đề xuất trong luận án là phù hợp với công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hoá; từ đó, đánh giá được hiệu quả khi áp dụng biện pháp quản lý cũng như các khuyến nghị được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp.
    Kết quả nghiên cứu của Luận án có tầm quan trọng về mặt lí luận, có tính cấp thiết, tính thời sự và tính thực tiễn.
    II. Những kết quả của luận án
    1. Về mặt lí luận
    Thứ nhất, Luận án đã phân tích được các khái niệm cơ bản, vai trò của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học; phân tích các yêu cầu đối với đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa (về số lượng, về cơ cấu, về chất lượng), phân tích các yêu cầu về môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học.
    Thứ hai, Luận án đã phân tích các tác động quản lý (chức năng quản lý) của chủ thể quản lý (Chủ tịch uỷ ban nhân dân quận/ huyện hoặc trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền) trong thực hiện từng nội dung cụ thể của phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa (quy hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng, tạo môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ phát triển); đồng thời, phân tích một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa.
    Thứ ba, Luận án đã xây dựng khung lý thuyết của đề tài làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hoá.
    2. Về mặt thực tiễn
    Thứ nhất, Luận án đã mô tả và phân tích được thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh so với Chuẩn hiệu trưởng; thực trạng môi trường làm việc của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    Thứ hai, Luận án đã phân tích được những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể quản lý trong từng nội dung cụ thể của phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa (trong công tác quy hoạch, trong tuyển chọn và bổ nhiệm, trong đánh giá, trong đào tạo và bồi dưỡng, trong tạo môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ phát triển); đồng thời, cũng khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa.
    Thứ ba, Luận án đã đề xuất được hệ thống các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong thực hiện chức năng quản lý của chủ thể quản lý đối với các nội dung cụ thể của phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa.
    Thứ tư, trong quá trình thực nghiệm biện pháp, luận án cũng xây dựng được kế hoạch và nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao năng lực “tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường” (là tiêu chí 4 thuộc tiêu chuẩn 2 của Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
    III. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    1. Ứng dụng của đề tài trong thực tiễn
    1.1. Đối với chính quyền địa phương các quận/huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
    Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách: kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản lý đội ngũ hiệu trưởng bao gồm: quy hoạch; tuyển chọn và bổ nhiệm; đánh giá chất lượng; đào tạo và bồi dưỡng; xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học.
    Đánh giá hiệu quả các chính sách hiện hành: kết quả nghiên cứu giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách đã và đang thực hiện, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học; đặc biệt, nghiên cứu giúp chỉ rõ chính quyền địa phương cần nhất quán trong việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó chủ trọng phân quyền, giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục địa phương trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học.
    Xây dựng cơ chế phối hợp: nghiên cứu gợi ý các cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các phòng, ban, đoàn thể liên quan (ở đơn vị hành chính cấp huyện) để cùng chung tay xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển đội ngũ hiệu trưởng; đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng; chế độ cho người tham gia học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học.
    1.2. Đối với ngành giáo dục đào tạo các quận/huyện
    Kết quả nghiên cứu giúp xác định nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đánh giá khách quan chất lượng đội ngũ hiệu trưởng của các phòng giáo dục và đào tạo quận/huyện với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (theo phân cấp); từ đó có cơ sở đề xuất, tham mưu uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng Hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng. Cụ thể là: nghiên cứu cung cấp những gợi ý về nội dung, phương pháp xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch; tuyển chọn, bổ nhiệm; đánh giá chất lượng; đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng môi trường làm việc thuận lợi giúp đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý và phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực, thực hiện hiệu quả công tác quản lý tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học.
    1.3. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
    Nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng: phù hợp với yêu cầu chuẩn hoá.
    1.4. Đối với hiệu trưởng các trường tiểu học
    Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng yêu cầu vị trí, vai trò lãnh đạo, quản lý trường tiểu học, người hiệu trưởng cần chủ động, tích cực xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ để hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá; tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn hiệu trưởng và các nội dung khác theo yêu cầu; đồng thời cần chủ động nghiên cứu và đề xuất, góp ý Chuẩn hiệu trưởng phù hợp với thực tiễn.
    1.5. Ứng dụng trong các nghiên cứu khác
    Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý; nguồn tài liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục.
    2. Hướng phát triển của đề tài
    Nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của hiệu trưởng trường tiểu học: tìm hiểu chi tiết hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố này.
    Đánh giá tác động của các giải pháp đề xuất: tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các giải pháp đã đề xuất phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh để điều chỉnh cho phù hợp.
    Nghiên cứu so sánh với các tỉnh thành hoặc quốc gia khác: so sánh yêu cầu về phẩm chất, năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học các tỉnh thành ở Việt Nam hoặc các quốc gia khác.
    Giá trị tham khảo về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu là công trình có giá trị về mặt khoa học, để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về quản lý giáo dục ở cấp Quốc gia, hoặc mở rộng pham vi nghiên cứu sang các cấp học khác và ở địa phương khác.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên