Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Tác động của gắn bó điểm đến, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm thực tế đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh tại Việt Nam - NCS. Nguyễn Minh Hương
Tin tức - Sự kiện

Tác động của gắn bó điểm đến, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm thực tế đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh tại Việt Nam - NCS. Nguyễn Minh Hương

  • 19/09/2024
  • Tên đề tài: Tác động của gắn bó điểm đến, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm thực tế đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh tại Việt Nam
    Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh     
    Mã số: 62.34.01.02
    Họ tên NCS: Nguyễn Minh Hương                                           
    Mã số NCS: 1640102    
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Bằng, TS Trần Thanh Long    
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. Tóm tắt luận án
    Luận án đánh giá sự ảnh hưởng của các thành tố của sự gắn bó điểm đến (gồm Bản sắc điểm đến và Sự phụ thuộc điểm đến), một thành tố của Chất lượng dịch vụ, sự Trải nghiệm thực tế đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách đối với các điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam.
    Với dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2022-2023. Luận án sử dụng:
    Phương pháp Phân tích Cronbach Alpha, nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định độ tin cậy thang đo với dữ liệu;  
    Mô hình cấu trúc tuyến tính Partial Least Squares Structural Equation Modeling - (PLS-SEM) sử dụng để khám phá và dự đoán sự tác động của các nhân tố độc lập tới ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh tại Việt Nam;
    Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá về mẫu quan sát.
    Ngoài ra luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính khác để làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy: các kết quả kiểm định về mô hình đều đạt, cho thấy mô hình nghiên cứu đưa ra là phù hợp. Có 9/9 giả thuyết đề ra đều có ý nghĩa thống kê. Các nhân tố Bản sắc điểm đến và Sự phụ thuộc điểm đến, Chất lượng dịch vụ, Trải nghiệm thực tế và sự hài lòng đều có tác động cùng chiều đến ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh. Các  nhân tố này giải thích được 65,2% sự biến thiên của ý định quay trở lại du khách.  Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định tồn tại vai trò trung gian quan trọng của sự hài lòng của du khách, có tác động tích cực mạnh mẽ nhất đến ý định tái viếng thăm của khách du lịch tâm linh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất 03 hàm ý quản trị để gia tăng sự hài lòng và ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh tại Việt Nam.
    2. Những kết quả mới của luận án
    Đóng góp về lý luận, khoa học
    Luận án đã khái quát hóa cơ sở lý luận du lịch tâm linh và mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa những nhân tố chính tới sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách với điểm đến du lịch tâm linh tại Việt Nam.
    Luận án đã làm sáng tỏ những khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh. Bổ sung minh chứng thực nghiệm về việc đánh giá sự ảnh hưởng của các thành tố trong sự gắn bó điểm đến và một thành tố trong chất lượng dịch vụ, bên cạnh các nhân tố khác như trải nghiệm thực tế, sự hài lòng đến ý định tái viếng thăm điểm du lịch tâm linh trên phạm vi cả nước.
     Luận án đã hiệu chỉnh và phát triển mới được thang đo (các chỉ tiêu đánh giá) cho biến trải nghiệm thực tế. Gợi mở ra hướng nghiên cứu mới với việc đề xuất một số biến cho thang đo trải nghiệm thực tế trong hoạt động du lịch tâm linh.
    Cung cấp tài liệu tham khảo về học thuật về quản trị kinh doanh liên quan đến việc nâng cao sự hài lòng của du khách về các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam, đồng thời kích thích ý định tái viếng thăm của họ trong tương lai.
    Đóng góp về thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu giúp các Ban quản lý các điểm du lịch tâm linh và chính quyền sở tại hiểu rõ hơn về những mức độ quan trọng của sự gắn bó điểm đến, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm thực tế đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của khách du lịch. Từ đó có các giải pháp để tăng sự hài lòng và ý định quay lại của du khách.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Hạn chế trong nghiên cứu
    Thứ nhất, nghiên cứu còn giới hạn ở một số điểm du lịch tâm linh cụ thể và chủ yếu khảo sát du khách, thiếu sự đa dạng về đối tượng khác như các doanh nghiệp lữ hành, các đơn vị quản lý du lịch địa phương, quản lý các điểm di tích và điểm du lịch tâm linh.  
    Số điểm du lịch tâm linh thu thập thông tin trực tiếp còn hạn chế: Do do bị dịch bệnh COVID-19 kéo dài, việc tiếp cận du khách là rất khó khăn; nguồn kinh phí hạn chế nên chỉ  tập trung khảo sát du khách ở 7 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở 7 vùng kinh tế trong cả nước (mang tính chất đại diện cho vùng) chiếm khoảng 66% số phiếu khảo sát; còn lại là lượng phiếu khảo sát các du khách đã từng/đang du lịch tại các địa điểm tâm linh khác ở các tỉnh/thành  trên cả nước, chiếm khoảng 34% tổng số phiếu khảo sát cho nghiên cứu này.
    Hướng nghiên cứu tiếp theo
    Nhằm phát triển bền vững ngành du lịch tâm linh Việt Nam, các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào: Mở rộng khảo sát trên nhiều điểm du lịch tâm linh để tăng tính đại diện; Đa dạng hóa đối tượng khảo sát, bao gồm doanh nghiệp lữ hành, quản lý du lịch địa phương, và các điểm di tích; Nghiên cứu thêm các loại hình du lịch tâm linh thuộc nhiều tín ngưỡng và truyền thống khác nhau; Bổ sung các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, và môi trường vào mô hình nghiên cứu; Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,… để làm phong phú thêm nghiên cứu cùng chủ đề về sự quay trở lại các điểm đến du lịch tâm linh; Sử dụng mô hình định lượng khác, chẳng hạn PLS-SEM bậc cao (Higher Order Model).

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên