Tin tức - Sự kiện

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - NCS. Phạm Ngọc Khanh

  • 05/07/2021
  • Tên đề tài LATS: Chất lượng tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế học
    Mã số: 62310101
    Họ tên NCS: Phạm Ngọc Khanh
    Mã số NCS: 01610101002
    Người hướng dẫn khoa học: HDĐL: GS. TS Nguyễn Trọng Hoài
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM
    1. Tóm tắt luận án 
    Luận án phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế (CLTTKT) của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam dựa trên các khía cạnh: kinh tế; phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo; môi trường; và hiệu lực quản lý của nhà nước.
    Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân làm cho CLTTKT vùng chưa hiệu quả, thiếu ổn định và bền vững. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp kinh tế lượng với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, số liệu thứ cấp (160 quan sát) của 8 tỉnh/thành phố của vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2000 – 2019 để phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa các tỉnh, thành phố của vùng KTTĐ phía Nam có các đặc điểm riêng biệt khác nhau nhưng không thay đổi theo thời gian; và có 7 nhân tố tác động đến CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam theo thứ tự mức độ tác động từ cao xuống thấp đó là: tuổi thọ trung bình, lực lượng lao động, trị giá hàng hoá xuất khẩu, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vốn vật chất, chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng, trị giá hàng hoá nhập khẩu. Dựa trên kết quả phân tích, luận án đưa ra gợi ý các chính sách để nâng cao CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam.
    2. Những kết quả mới của luận án 
    Thứ nhất, trên cơ sở tiếp thu các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến CLTTKT và đặc thù tiềm năng kinh tế của vùng, luận án xây dựng khung phân tích về CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam, trong đó TFP phản ánh sự đóng góp của các nhân tố: R&D, chuyển giao công nghệ, vốn con người, chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống tài chính và thể chế, hội nhập vào CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam.
    Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam; phân tích định lượng với mô hình hồi quy dữ liệu bảng về các nhân tố tác động và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó đến CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam.
    Thứ ba, luận án cung cấp các luận cứ khoa học cho gợi ý các chính sách giúp cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nói chung và các cơ quan chính quyền địa phươngtỉnh, thành phố của vùng KTTĐ phía Nam nói riêng tham khảo để hoàn thiện các chính sách thích hợp để nâng cao CLTTKT của vùng.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết nền tảng Robert Merton Solow, kết hợp với mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh và khung phân tích chất lượng tăng trưởng
    của Thomas và cộng sự (2000) để phân tích, đánh giá và đưa ra gợi ý các chính sách nâng cao CLTTKT của vùng là mang tính khả thi. Gợi ý các chính sách giúp cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nói chung và các cơ quan chính quyền địa phương tỉnh, thành phố của vùng KTTĐ phía Nam nói riêng tham khảo để hoàn thiện các chính sách thích hợp để nâng cao CLTTKT của vùng. Phân tích chất lượng tăng trưởng không chỉ xem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng, mà còn xem xét kết quả phân phối thành quả của tăng trưởng cũng như tác động ngược lại tới tăng trưởng của khía cạnh phân phối đó; nghiên cứu chỉ tập trung vào thực trạng CLTTKT và các nhân tố tác động đến CLTTKT của vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2000 - 2019 nên số quan sát nghiên cứu còn ít, chưa so sánh được với các vùng khác của Việt Nam. Đó cũng là gợi ý cho các nghiên cứu khác tiếp theo
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên