Tên đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 62310102
Họ tên NCS: Đỗ Thị Thúy Yến
Mã số NCS: 01610102006
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hùng, TS. Phạm Mỹ Duyên
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
1. Tóm tắt luận án
Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những lý thuyết vai trò của lao động, lí thuyết về vốn nhân lực và lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế và dựa trên quan điểm của ĐCSVN, luận án xây dựng cơ sở lí luận nâng cao chất lượng NNL trong NSP. Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm được thể hiện ở sự thống nhất biện chứng của ba thành tố: Năng lực thể chất sư phạm, năng lực sư phạm và phẩm chất sư phạm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm là quá trình tập trung vào làm tăng thêm giá trị của các thành tố năng lực thể chất sư phạm, năng lực sư phạm và phẩm chất sư phạm của những người làm công việc giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại.
Phân tích thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực sư phạm TP.HCM trong thời gian qua cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong đổi mới giáo dục phổ thông, thích ứng với bối cảnh mới; có nhiều hoạt động, chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. NNL trong NSP đã được bổ sung thêm về số lượng và tăng dần lên về chất lượng. Chất lượng của nhân lực sư phạm Thành phố đã có những thay đổi nhưng còn những điểm chưa đáp ứng và lòng yêu nghề của giáo viên cần được bồi dưỡng thêm. Luận án cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Xu hướng phát triển giáo dục và lao động nghề sư phạm; Chính sách giáo dục - đào tạo; Cung cầu thị trường lao động sư phạm; Động lực nâng cao chất lượng sư phạm của nhân lực sư phạm. Từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Những kết quả mới của luận án
Đặt trong bối cảnh mới của ngành Sư phạm tại TP.HCM, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại TP.HCM cần được nâng lên đáp ứng yêu cầu mới của ngành. Kết quả nghiên cứu của luận án có những điểm mới và đóng góp khoa học về lí luận và thực tiễn chủ yếu như sau:
Về mặt lý luận:
Luận án phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về nâng cao chất lượng NNL trong NSP, trong đó khái niệm nâng cao chất lượng NNL trong NSP là khái niệm lần đầu tiên được luận án phát biểu. Luận án đề xuất
Sau quá trình phân tích, tổng hợp các lý thuyết chính cũng như các nghiên cứu liên quan, luận án đã kế thừa và vận dụng xây dựng cơ sở lý luận cũng như khung phân tích về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm. Trong đó, khái niệm chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm; nâng cao chất lượng NNL trong NSP là khái niệm lần đầu tiên được luận án phát biểu. Luận án làm rõ, bổ sung các tiêu chí đo lường, xác định nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành sư phạm và xây dựng khung phân tích về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành sư phạm.
Về mặt thực tiễn
Luận án cung cấp bức tranh toàn cảnh về chất lượng NNL trên 3 mặt: năng lực thể chất sư phạm, năng lực sư phạm và phẩm chất sư phạm cũng như thực trạng nâng cao chất lượng NNL trong NSP tại TP.HCM. Luận án đánh giá về hiện trạng nâng cao chất lượng NNL trong NSP, những yếu tố tác động, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế trong nâng cao chất lượng NNL trong NSP. Trước xu hướng đổi mới giáo dục trong bối cảnh mới, luận án đề xuất được những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại TP.HCM mang tính đặc thù gắn liền với quá trình đào tạo và làm nghề sư phạm, cụ thể là: Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu của CTGDPT 2018; Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo lại nâng cao chất lượng trong làm nghề sư phạm Nâng cao cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và dạy học; Tăng cường gắn kết giữa quá trình đào tạo với quá trình làm nghề; Bồi dưỡng nhân tài, chú trọng tự học, tự đào tạo.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Thông qua những đề xuất, luận án góp phần giúp TP.HCM có kế hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phục vụ cho sự phát triển của Thành phố. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách giáo dục – đào tạo có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về cách thức tiếp cận đối với chất lượng NNL trong NSP, bộ phận trong các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất; làm cơ sở tham khảo trong hoạch định chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực sư phạm đáp ứng yêu cầu của giáo dục…
Mặc dù luận án đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại TP.HCM. Tuy nhiên, do còn những hạn chế về nguồn lực, phạm vi nghiên cứu còn khá rộng nên có những nội dung nghiên cứu trong luận án cần được tiếp tục nghiên cứu: Một là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành sư phạm bối cảnh chuyển đổi số. Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại TP.HCM gắn với liên kết ngành, vùng và liên kết quốc tế. Ba là, các giải pháp nâng cao chất lượng trong ngành sư phạm tại TP.HCM được đưa ra dựa trên những nguyên nhân hạn chế được phân tích trong luận án, cần có những nghiên cứu ở góc độ của nhiều chuyên ngành khác nhau để có giải pháp đầy đủ hơn như: ngành Kinh tế học, ngành Giáo dục học, ngành Tâm lí học…
Hãy là người bình luận đầu tiên