Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D. Eisenhower (1955-1961) - NCS. Nguyễn Vũ Thu Phương
Tin tức - Sự kiện

Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D. Eisenhower (1955-1961) - NCS. Nguyễn Vũ Thu Phương

  • 20/02/2020
  • - Tên luận án: “Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D. Eisenhower (1955-1961)”
    - Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
    - Mã số: 62.22.50.05
    - Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Vũ Thu Phương
    - Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Lịch
                                                    2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung
    - Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP. HCM)
    + Tóm tắt nội dung luận án 
    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sức mạnh vượt trội, cùng với tham vọng bá quyền đã thúc đẩy Mĩ tăng cường đẩy mạnh các hoạt động nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trên phạm vi thế giới. Tại châu Á, với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc và ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS, Mĩ đã sử dụng sức mạnh của mình để xây dựng hệ thống phòng tuyến chống cộng. Trong đó, Việt Nam được Mĩ đánh giá là có vị trí chiến lược quan trọng, trở thành một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ Mĩ ở Đông Nam Á. Và do đó, chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D. Eisenhower (1955-1961) trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Mĩ đã từng bước can thiệp sâu vào Việt Nam, từ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tái chiếm thuộc địa Đông Dương đến quyết định thành lập một quốc gia riêng biệt tại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954. Thông qua việc áp đặt mô hình chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, bằng đội ngũ cố vấn và viện trợ, Mĩ điều khiển chính quyền Việt Nam Cộng Hòa theo đường hướng có lợi cho Mĩ, lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,…Chính quyền Việt Nam Cộng hòa dưới vai trò lãnh đạo của Ngô Đình Diệm là sản phẩm do Mĩ tạo ra, mang đầy đủ nhất các đặc trưng của chính quyền tay sai thực dân mới, hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng hòa bình, độc lập của nhân dân Việt Nam dẫn đến bùng nổ các phong trào đấu tranh chống Mĩ-Diệm. Sự căng thẳng tình hình miền Nam khiến chính sách Mĩ rơi vào khủng hoảng và chính những thắng lợi trên nhiều lĩnh vực của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là phong trào Đồng Khởi 1960 buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược, đưa quân viễn chinh trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
    + Những kết quả của luận án
    1. Luận án đã trình bày được tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan, qua đó chỉ ra được: cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách của Mĩ đối với Việt Nam nói chung và của chính quyền Eisenhower nói riêng trong sự tiếp nối chiến lược toàn cầu của Mĩ.
    2. Luận án đã phục dựng quá trình điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ dười thời tổng thống Dwight D. Eisenhower (1955-1961). Với sự điều chỉnh mang tính chất bước ngoặt đó cho phép Mĩ triển khai và thực hiện chính sách đối ngoại trên các lĩnh vực: chính trị - an ninh quân sự, kinh tế, đối ngoại và tư tưởng, văn hóa – xã hội. 
    3. Luận án đã chỉ ra thực chất chính sách ngoại giao chống cộng sản, gắn với chiến lược toàn cầu của Mĩ, luôn được điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm, tình hình thế giới, khu vực và những vấn đề cụ thể nhằm thực hiện tham vọng cạnh tranh chiến lược tại khu vực và trên thế giới của Mĩ bối cảnh đối đầu Đông - Tây trong Chiến tranh lạnh.
    4. Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án lí giải khoa học và thực chất của mối quan hệ của chính phủ Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cho thấy tính quy luật trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mĩ qua các giai đoạn cũng như các đời tổng thống. 
    5. Kết quả luận án còn chỉ ra những nguyên nhân thất bại của chính sách Mĩ ở Việt Nam, chỉ ra những hệ quả tất yếu của những cuộc chiến tranh phi nghĩa…
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    1. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp cơ sở khoa học cần thiết để đưa ra những dự báo và khuyến nghị cho Việt Nam trong quan hệ với Mĩ trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như đóng góp cho quá trình hội nhập kinh tế của nước ta.
    2. Kết quả nghiên cứu và nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế. 

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên