Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Thí điểm cơ chế đặc thù về xét và công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ thu hút nhiều nhân tài khoa học trẻ về ĐHQG-HCM
Hội thảo

Thí điểm cơ chế đặc thù về xét và công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ thu hút nhiều nhân tài khoa học trẻ về ĐHQG-HCM

  • 14/06/2024
  • Đó là ý kiến của các tiến sĩ (TS) trẻ, là những nhà khoa học đã học tập tại nước ngoài và chọn về nước, công tác tại ĐHQG-HCM. Các ý kiến này được đưa ra tại Tọa đàm “Pháp luật về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và đề xuất cơ chế thí điểm cho ĐHQG-HCM” do ĐHQG-HCM tổ chức tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM vào ngày 11/6/2024.

    * TS Phan Duy Anh, Trường ĐH Bách khoa: ĐHQG-HCM cần xây dựng các chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho các TS trẻ tham gia xét chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS)

    Chia sẻ tại tọa đàm, TS Phan Duy Anh cho biết anh hoàn toàn đồng ý và rất mong ĐHQG-HCM sớm có cơ chế đặc thù về việc xét và bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Theo anh, khi có cơ chế đặc thù ĐHQG-HCM nên chú trọng đến việc phân chia tiêu chuẩn chức danh, công nhận chức danh GS, PGS cho riêng từng ngành và tính đến tính đặc thù trong khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

    “ĐHQG-HCM cần xây dựng các chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho các khối ngành khó, để các TS trẻ được tham gia xét các chức danh này” TS Phan Duy Anh đề xuất.

    * TS Trần Thị Như Hoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: việc thí điểm sẽ thu hút nhiều nhân tài về công tác tại ĐHQG-HCM

    TS Trần Thị Như Hoa bày tỏ bản thân rất ủng hộ việc đề xuất thí điểm xét và công nhận chức danh GS, PGS cũng như trợ lý GS. TS Hoa cho rằng: nếu căn cứ theo tiêu chuẩn của Quyết định số 37, thì chức danh trợ lý GS đối với những tiến sĩ trẻ như chị sẽ rất khó vì thâm niên công tác chưa đủ, thâm niên giảng dạy và hướng dẫn thạc sĩ cũng chưa có.

    “Khi ĐHQG-HCM đề xuất cơ chế thí điểm thì tiêu chí của ĐHQG nên cao hơn so với quy định tại Quyết định số 37 và bổ sung một số ngành phù hợp để thu hút nhiều nhân tài cũng như các TS trẻ mới về nước”, TS Trần Thị Như Hoa cho biết.

    * TS Lê Kim Hùng, Trường ĐH Công nghệ Thông tin: cơ chế đặc thù sẽ cổ vũ các TS trẻ cống hiến cho ĐHQG-HCM

    Theo TS Lê Kim Hùng, đối với TS trẻ ở nước ngoài về công tác tại ĐHQG-HCM như anh khi xét chức danh PGS thường gặp hai khó khăn chính. Thứ nhất là thâm niên công tác. Theo Quyết định số 37 thì thâm niên công tác phải đạt tối thiểu là 6 năm, tính đủ số tháng, kể từ lúc ký hợp đồng chính thức. Thứ hai là nếu như không đạt tiêu chuẩn cứng 6 năm thì phải chấp thuận gấp đôi điểm bài báo. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là việc ước lượng điểm bài báo.

    “Nếu ĐHQG-HCM có cơ chế linh hoạt hơn khi được thí điểm sẽ cổ vũ cho các tiến sĩ trẻ như chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho ĐHQG-HCM”, TS Lê Kim Hùng bày tỏ.

    * TS Trần Mỹ Linh, Trường ĐH Kinh tế - Luật: cơ chế bổ nhiệm chức danh trợ lý GS là một động lực rất lớn cho các TS trẻ

    TS Trần Mỹ Linh cho rằng nếu ĐHQG-HCM có cơ chế và đề xuất bổ nhiệm chức danh trợ lý GS thì đó là một động lực rất lớn để các TS trẻ có thể gắn bó và phấn đấu.

    “Tôi hy vọng với cơ chế đặc thù, ĐHQG-HCM có thể cân nhắc về tiêu chí thời gian công tác vì 6 năm như quy định của Quyết định số 37 là một trở ngại khá lớn cho các TS trẻ. Nếu các TS trẻ muốn làm PGS sớm thì tổng số điểm phải quy đổi phải được khoảng 15 bài báo chất lượng ISI. Đó là một khó khăn rất lớn”, TS Trần Mỹ Linh chia sẻ.

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên