Tin tức KH&CN

Công bố nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

  • 15/01/2018
  • Số lượng bài báo thuộc các tạp chí quốc tế uy tín SCI, SCIE của ĐHQG-HCM trong năm 2018 tăng đều với tốc độ trung bình khoảng 15%/năm.

    Số bài báo quốc tế uy tín thuộc Q1 đạt trên 50% (mặt bằng chung cả nước là 39%). Nhiều công trình công bố trên một số tạp chí quốc tế đạt chỉ số ảnh hưởng (impact factor) rất cao (>10) như: Advance enegy materials (IF=21), New England Journal of Medicine(IF=72,406), Nature Climate Change (IF=19,304), Advanced Energy Materials (IF=16,721), Coordination Chemistry Reviews (IF=13,3), Nature Communications (IF=12,124), Annals of Oncology (IF=11,855),ACS Catalysis (IF=10,614).

    Đặc biệt, vào tháng 4/2018, hai tạp chí khoa học quốc tế lĩnh vực tế bào gốc thuộc ĐHQG-HCM làBiomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell được đứng vào danh sách của Scopus. Hiện nay, ĐHQG-HCM thực hiện Đề án Nâng cấp Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ của ĐHQG-HCMđạt chuẩn quốc tế (Web of Science hoặc Scopus).

    ĐHQG-HCM đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác học thuật danh tiếng được như: Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg (Nga), Viện Công nghệ Kyushu (Nhật Bản), Viện MINATEC và INPG (Pháp). Riêng các hợp tác với Trường ĐH California Los Angeles (UCLA) ngày càng đi vào chiều sâu.

    Từ năm 2011, ĐHQG-HCM ký kết hợp tác với UCLA chủ yếu thông qua hoạt động định hướng nghiên cứu và hình thành nhóm nghiên cứu. Ba năm sau, ĐHQG-HCM và UCLA chính thức ký kết hợp tác song phương về giáo dục, nghiên cứu cơ bản, công nghệ sinh học và bước đầu hình thành ý tưởng nghiên cứu về điều trị ung thư. Cuối năm 2018, hai bên đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác (IP Agreement) phân chia lợi nhuận và đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ.

    Song hành với hoạt động hợp tác học thuật quốc tế, ĐHQG-HCM đã tổ chức nhiều diễn đàn học thuật nhằm tạo cơ hội cho các nhà khoa học của ĐHQG-HCM giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học trong nước và quốc tế. ĐHQG-HCM đã tổ chức 87 hội nghị/hội thảo trong nước, 75 hội nghị/hội thảo quốc tế và hơn 100 tọa đàm/seminar/triển lãm được cộng đồng học thuật đánh giá cao. Tiêu biểu như: Hội thảo Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng mô hình Smart City; Tọa đàm Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, tổ chức khoa học công nghệ phía Nam; Hội thảo STEMCON 6: Vai trò của con người trong Cách mạng công nghiệp 4.0; Hội nghị Kỹ thuật Y sinh Quốc tế lần VII…

    Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ (IP) quốc tế của ĐHQG-HCM trong năm 2018 đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, hai hồ sơ cho hai kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên và Trường ĐH Bách Khoa được USPTO (Mỹ) ghi nhận là đã nhận đơn. Theo kế hoạch, quý 4/2018, đơn đăng ký thứ ba từ kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên sẽ được hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Mỹ.

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên