Tên luận án: Giới từ định vị tiếng Anh (AT, IN, ON) và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu
Mã số: 9222024
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Bá Lân, TS. Nguyễn Thị Kiều Thu
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM
I. Tóm tắt nội dung luận án
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình đi trước, đặc biệt là các công trình của Talmy (1983, 1985,2000), Goldberg (1985, 2000), Slobin (1996, 1997, 2000, 2002) và Herskovists (1986), luận án đã góp phần hoàn thiện một khung lý thuyết về ngữ pháp kết cấu trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của ba giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh làm cơ sở để phân tích đối chiếu cách thức tri nhận không gian của người Anh và người Việt. Luận án đã khảo sát giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh một cách hệ thống theo bốn mô hình theo quan điểm của Talmy, Goldberg, Slobin trên bình diện ngữ pháp và Herskovists với nghĩa biểu hiện và nghĩa cấu trúc trên bình diện ngữ nghĩa và đối chiếu chúng với những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (TĐTV-tác giả luận án).
II. Những kết quả của luận án
1. Các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các hình thức tương đương trong tiếng Việt (TĐTV) đều tồn tại trong mô hình “ngôn ngữ định vị khung động từ” (VFL). Điều này xảy ra khi các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV có những sự tương đồng về mặt ngữ pháp kết cấu với vai trò chức năng của giới từ định vị là công cụ biểu hiện hóa phương hướng chuyển động trong khung ngữ nghĩa của ngữ động từ chuyển động. Ngoài ra, các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV đều tồn tại trong mô hình “ngôn ngữ định khung thành phần phụ” (SFL). Điều này xảy ra khi các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV có vai trò là tác nhân và công cụ biểu hiện phương hướng chuyển động trong khung ngữ nghĩa của ngữ động từ chuyển động. Ngoài ra, các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và TĐTV còn có sự tương đồng qua mô hình bổ ngữ động từ của Goldberg. Điều này xảy ra khi các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV không mang tính định vị không gian như thường lệ mà mang những nét phạm trù ngữ nghĩa ngữ pháp như mục đích, điểm đến với sự tương đồng về những nét phạm trù ngữ nghĩa ngữ pháp đó. Tuy nhiên, các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV còn có những sự khác biệt về mặt ngữ pháp kết cấu với vai trò của giới từ định vị tiếng Anh và các TĐTV là tác nhân và công cụ biểu hiện phương hướng chuyển động trong khung ngữ nghĩa của ngữ động từ chuyển động khi các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV nằm trong mô hình “ngôn ngữ định khung thành phần phụ” (SFL). Khi đó, các giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh có đặc điểm cú pháp là giới từ định vị còn các TĐTV có đặc điểm cú pháp như giới từ định vị lại được biểu đạt dưới dạng thức động từ. Điều này xảy ra vì các TĐTV có nguồn gốc là động từ. Đây là đặc điểm cú pháp không xuất hiện trong giới từ định vị tiếng Anh.
2. Giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV đều có những điểm tương đồng và khác biệt về mặt nghĩa cấu trúc mà trong đó nghĩa cấu trúc này phái sinh từ nghĩa biểu hiện theo từng sự tình chuyển động mà biểu hiện. Khi nghĩa cấu trúc tương đồng với nghĩa biểu hiện, thì giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và cᬬc TĐTV có những điểm tương đồng về mặt nghĩa cấu trúc và điều n¬¬ày xảy ra khi trong một sự tình chuyển động, ĐTQC trong câu chứa giới từ định vị tiếng Anh có sự tương đồng về mặt quan hệ định vị với ĐTQC (người nói) như trong sự tình định vị chứa TĐTV theo mối quan hệ định vị giữa ĐTĐV và ĐTQC. Ngược lại, khi trong một sự tình chuyển động, ĐTQC trong câu chứa giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh không có sự tương đồng về mặt quan hệ định vị với ĐTQC (người nói) như trong sự tình định vị chứa TĐTV theo mối quan hệ định vị giữa ĐTĐV và ĐTQC thì giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV có những điểm dị biệt về mặt nghĩa cấu trúc.
3. Sự tương đồng hay khác biệt về bình diện ngữ pháp kết cấu và bình diện ngữ nghĩa của giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV có nội hàm từ văn hoá, điểm nhìn hay góc ống kính của hai dân tộc Anh và Việt. Trong nhiều sự tình định vị, khi người Anh và người Việt có sự tương đồng về văn hoá, điểm nhìn, góc ống kính thì giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV có sự tương đồng về bình diện ngữ pháp và bình diện ngữ nghĩa trong sự tình định vị và ngược lại.
III. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Có thể nói rằng, văn hoá, điểm nhìn, góc ống kính trong phát ngôn trong những chu cảnh ngôn ngữ cụ thể cần được xem như nền tảng trong việc nghiên cứu, học tập và sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt, đặc biệt là phạm trù giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV. Theo đó, văn hoá, điểm nhìn, góc ống kính trong phát ngôn của từng dân tộc đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ của hai dân tộc. Do đó, văn hoá, điểm nhìn, góc nhìn có thể được sử dụng làm nền tảng cơ sở để nghiên cứu lớp từ loại mang đặc trưng của giới từ định vị AT, IN, ON trong tiếng Anh và các TĐTV. Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu còn bỏ ngỏ.
Hãy là người bình luận đầu tiên