Ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05
Họ và tên nghiên cứu sinh: An Thị Ngọc Trinh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thiên Sơn; TS. Nguyễn Anh Quốc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
1. Tóm tắt nội dung luận án:
Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán và truyền thống… hình thành nên hệ giá trị chân - thiện - mỹ, một hệ giá trị phổ quát của văn hóa dân tộc trong quốc gia và trong cộng đồng nhân loại. Hê giá trị đó là các giá trị về truyền thống dân tộc như tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, tinh thần nhân văn, lạc quan, siêng năng cần cù… đã được kết tinh, hội tụ trong sinh hoạt đời sống gia đình của các gia đình Việt Nam… biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của mỗi con người trong gia đình và cộng đồng dân tộc.
Là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa gia đình Việt Nam luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc lưu giữ và truyền thụ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy thể hiện rõ nét trong giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, đặt nó trong môi trường gia đình và xã hội. Mỗi gia đình, bên cạnh những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, xã hội, còn có những nét văn hóa truyền thống riêng.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự biến đổi của xã hội, hệ giá trị mang tính truyền thống trong đời sống gia đình từng bước thay đổi, điều đó làm suy giảm việc tuân thủ và chấp nhận những quy chuẩn cũ trong các quan hệ gia đình, làm nảy sinh nhiều quan niệm chưa thống nhất về gia đình, văn hóa gia đình cũng như sự định hướng phát triển gia đình trong tương lai.
Trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc trong xây dựng gia đình thì con người, gia đình, xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến mọi mặt đời sống, văn hóa, lối sống, và nếp sống theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Các giá trị văn hóa dân tôc trong xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức nghiêm trọng đặt ra nhiều vấn đề cần được Đảng, Nhà nước và các quan chức năng quan tâm:
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm qua, luận án đã đề xuất một số phương hướng cơ bản: Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; Xây dựng giá trị văn hóa gia đình mới trên cơ sở kế thừa giá trị của văn hóa gia đình truyền thống và tiếp thu giá trị tiến bộ của gia đình hiện đại.
Xuất phát từ thực trạng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam và những phương hướng nêu trên, luận án đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản sau: Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng với các nội dung và hình thức phù hợp; Kết hợp giữa việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu các giá trị khoa học, tiến bộ, nhân văn, hợp lý của thời đại thông qua giao lưu, hợp tác quốc tế; Tăng cường hơn nữa vai trò của pháp luật trong quản lý gia đình; Củng cố và xây dựng các chuẩn mực mới về văn hóa gia đình Việt Nam… Đồng thời, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị quan trọng cần thiết: nâng cao hơn nữa vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa dân tộc; nghiên cứu việc phát triển những vấn đề cơ bản của gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; xây dựng Đề án cấp quốc gia về phát triển dân số, lao động, đào tạo và chính sách xã hội phục vụ phát triển bền vững đến năm 2050.
2. Những kết quả của luận án
1) Luận án đã phân tích, làm rõ khái niệm về văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình; những giá trị chủ yếu của văn hóa dân tộc trong văn hóa gia đình; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng và nêu rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay.
2) Luận án xác định một số phương hướng cơ bản, đề xuất những nhóm giải pháp và trình bày những kiến nghị quan trọng nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Khả năng ứng dụng của luận án
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc hoạch định các chính sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề văn hóa, văn hóa dân tôc và văn hóa gia đình.
NCS. An Thị Ngọc Trinh
Nội dung chi tiết của tóm tắt luận án trong tệp đính kèm, tải về tại đây.
Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán và truyền thống… hình thành nên hệ giá trị chân - thiện - mỹ, một hệ giá trị phổ quát của văn hóa dân tộc trong quốc gia và trong cộng đồng nhân loại. Hê giá trị đó là các giá trị về truyền thống dân tộc như tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, tinh thần nhân văn, lạc quan, siêng năng cần cù… đã được kết tinh, hội tụ trong sinh hoạt đời sống gia đình của các gia đình Việt Nam… biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của mỗi con người trong gia đình và cộng đồng dân tộc.
Là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa gia đình Việt Nam luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc lưu giữ và truyền thụ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy thể hiện rõ nét trong giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, đặt nó trong môi trường gia đình và xã hội. Mỗi gia đình, bên cạnh những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, xã hội, còn có những nét văn hóa truyền thống riêng.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự biến đổi của xã hội, hệ giá trị mang tính truyền thống trong đời sống gia đình từng bước thay đổi, điều đó làm suy giảm việc tuân thủ và chấp nhận những quy chuẩn cũ trong các quan hệ gia đình, làm nảy sinh nhiều quan niệm chưa thống nhất về gia đình, văn hóa gia đình cũng như sự định hướng phát triển gia đình trong tương lai.
Trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc trong xây dựng gia đình thì con người, gia đình, xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến mọi mặt đời sống, văn hóa, lối sống, và nếp sống theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Các giá trị văn hóa dân tôc trong xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức nghiêm trọng đặt ra nhiều vấn đề cần được Đảng, Nhà nước và các quan chức năng quan tâm:
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm qua, luận án đã đề xuất một số phương hướng cơ bản: Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; Xây dựng giá trị văn hóa gia đình mới trên cơ sở kế thừa giá trị của văn hóa gia đình truyền thống và tiếp thu giá trị tiến bộ của gia đình hiện đại.
Xuất phát từ thực trạng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam và những phương hướng nêu trên, luận án đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản sau: Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng với các nội dung và hình thức phù hợp; Kết hợp giữa việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu các giá trị khoa học, tiến bộ, nhân văn, hợp lý của thời đại thông qua giao lưu, hợp tác quốc tế; Tăng cường hơn nữa vai trò của pháp luật trong quản lý gia đình; Củng cố và xây dựng các chuẩn mực mới về văn hóa gia đình Việt Nam… Đồng thời, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị quan trọng cần thiết: nâng cao hơn nữa vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa dân tộc; nghiên cứu việc phát triển những vấn đề cơ bản của gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; xây dựng Đề án cấp quốc gia về phát triển dân số, lao động, đào tạo và chính sách xã hội phục vụ phát triển bền vững đến năm 2050.
2. Những kết quả của luận án
1) Luận án đã phân tích, làm rõ khái niệm về văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình; những giá trị chủ yếu của văn hóa dân tộc trong văn hóa gia đình; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng và nêu rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay.
2) Luận án xác định một số phương hướng cơ bản, đề xuất những nhóm giải pháp và trình bày những kiến nghị quan trọng nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Khả năng ứng dụng của luận án
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc hoạch định các chính sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề văn hóa, văn hóa dân tôc và văn hóa gia đình.
NCS. An Thị Ngọc Trinh
Nội dung chi tiết của tóm tắt luận án trong tệp đính kèm, tải về tại đây.
Hãy là người bình luận đầu tiên