Nhận định này được ông Ngô Tất Thắng - Phó chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong buổi làm việc với lãnh đạo Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng (Q1), chiều 18/9.
Tại buổi làm việc, ông Ngô Tất Thắng chia sẻ các vấn đề liên quan đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP). Theo đó ông bày tỏ mong muốn Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM đề cử một số giảng viên chủ chốt tham gia chương trình.
“Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung mà cụ thể là Trường ĐH KHXH&NV ĐHGQ-HCM có vai trò quan trọng đối với chương trình OCOP thông qua việc đem những giá trị xã hội nhân văn vào các sản phẩm vật lý hay dịch vụ để làm tăng thêm giá trị cho các sản phẩm đó. Các thầy cô sẽ đi tiếp cận và kêu gọi các địa phương tham gia vào phong trào của Bộ, của Văn phòng Điều phối Trung ương thông qua các mô hình chỉ đạo và những dự án cụ thể” - ông Thắng nhận định.
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM, Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong bày tỏ sự đồng tình với những chia sẻ từ ông Ngô Tất Thắng. PGS.TS Ngô Thị Phương Lan cho rằng một trong những nhiệm vụ mà nhà trường đặt ra chính là tạo ra những hệ sinh thái để sinh viên có thể sáng tạo, khởi nghiệp để có thể quay về đóng góp cho nông thôn mà đa phần là nơi xuất thân của chính các bạn sinh viên.
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
PHAN YÊN
Hãy là người bình luận đầu tiên