Tên đề tài: Lãnh đạo, học tập tổ chức và hiệu suất cao - bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp du lịch
Ngành: Quản trị kinh doanh
Họ tên NCS: Đỗ Thanh Tùng
Mã số NCS:PBAIU18004
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Ngọc Khương
Cơ sở đào tạo: Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG-HCM
Tính mới và giá trị khoa học
Nghiên cứu này có các tí nh mới và giá trị khoa học giúp đóng góp và xây dựng và mở rộng các nền tảng lý thuyết về lãnh đạo, học tập trong tổ chức và hiệu suất tổ chức cao.
Một là, các nghiên cứu hiện tại về lãnh đạo được so sánh như phép ẩn dụ “người mù xem voi” khi mà mỗi nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc một lý thuyết lãnh đạo đơn lẻ. Bên cạnh đó, mặc dù đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về lãnh đạo, các công bố, công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này vẫn cho vẽ ra được một bức chân dung toàn diện của các nhà lãnh đạo trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mở rộng các nền tảng lý thuyết về lãnh đạo bằng cách kết hợp các lý thuyết về đặc trưng tí nh cách (leadership traits), lý thuyết về kỹ năng (leadership competences) và lý thuyết về phong cách lãnh đạo phức hợp (complexity leadership) để chứng minh rằng các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của tổ chức mà còn ảnh hưởng đến việc đạt được hiệu suất cao. Bên cạnh đó, những phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy một góc nhìn mang tí nh tích hợp và toàn diện về người lãnh đạo và cách lãnh đạo hiệu quả và phù hợp với bối cảnh nền nhiều biến đổi.
Hai là, bằng cách tích hợp các khái niệm về lãnh đạo (đặc điểm, năng lực kỹ năng và phong cách lãnh đạo phức tạp), học tập trong tổ chức và hiệu suất cao, nghiên cứu này đã cung cấp các kiến thức và góc nhìn bao quát, toàn diện về mối quan hệ giữa các yếu tố trên. Các nghiên cứu trước đây chỉ xem xét mối quan hệ giữa lãnh đạo và học tập của tổ chức, học tập của tổ chức và hiệu suất cao, cũng như lãnh đạo và hiệu suất cao. Nghiên cứu này trình bày một khung lý thuyết và mô hình kết hợp mang tính toàn diện hơn, xem xét từng yếu tố ảnh hưởng đến nhau như thế nào cũng như các mối quan hệ trung gian.
Ba là, nghiên cứu này trình bày kết quả phân tích về lãnh đạo, học tập của tổ chức và hiệu suất cao ở các công ty du lịch ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây về các khái niệm tương tự đa phần tập trung vào các nước phương Tây và các nền kinh tế tri thức phát triển tốt, và do đó, đã bỏ qua các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam và các nước ở châu Á. Mô hình nghiên cứu trong bài nghiên cứu này giúp giải thích được các mô hình lãnh đạo và sự học tập của tổ chức bắt nguồn từ phương Tây có thể được áp dụng và có phù hợp với bối cảnh của các công ty du lịch ở Việt Nam. Những phát hiện của nghiên cứu này về cách các công ty du lịch ở Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua học tập của tổ chức và lãnh đạo giúp cung cấp cái nhìn thấu đáo hơn và đồ ng thời thiết lập sự so sánh kết quả nghiên cứu giữa các vùng và các ngành của các nghiên cứu trong tương lai.
5.2. Giá trị thực tiễn và khả năng ứ ng dụng kết quả nghiên cứu
Sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch và toàn bộ ngành du lịch có đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào trước đây điều tra những ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo và sự học tập của tổ chức lên hiệu suất của các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu này trình bày những phát hiện thực nghiệm về mối liên hệ giữa lãnh đạo, sự học tập của tổ chức và hiệu suất cao ở các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. Dựa vào đó, nhiều khuyến nghị mang ý nghĩa thực tế và các chính sách phát triển doanh nghiệp đã được đề ra để hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực du lịch nâng cao hiệu quả lãnh đạo, cũng như sự học tập của tổ chức và hiệu suất cao của các doanh nghiệp
họ đang công tác.
Một là, kết quả từ nghiên cứu này có thể được sử dụng bởi các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý nhân sự trong quá trình tuyển dụng và phát triển đội ngũ lãnh đạo trong công ty. Nghiên cứu cho thấy hai đặc điểm tính cách và kỹ năng bao gồm:
(1) Khát khao đạt được thành tựu (need for achievement), không ngại mạo hiểm (risk propensity) và kỹ năng nhận thức (cognitive competence) có liên quan đáng kể đến việc học tập của tổ chức và (2) tự tin vào năng lực bản thân (core self-evaluation), lòng tự trọng (narcissism) và kỹ năng định hướng kết quả (results-oriented kỹ năng mà các nhà lãnh đạo cần trang bị để họ có thể thúc đẩy quá trình học tập của tổ chức và giúp tổ chức đạt hiệu quả hoạt động vượt trội. Các đội ngũ quản lý nhân sự có thể sử dụng các nhóm đặc điểm tính cách và kỹ năng này làm tài liệu tham khảo trong việc lựa chọn và đào tạo các giám đốc điều hành hoặc các nhà lãnh đạo tiềm năngtrong tổ chức của họ. Bài phỏng vấn hay trắc nghiệm về những đặc điểm này cũng có thể được sử dụng trong một cuộc khảo sát đánh giá sơ bộ trước khi tuyển dụng để xác định ứng viên có các đặc điểm và kỹ năng này hay không. Hơn nữa, bộ phận nhân sự trong các công ty du lịch nên phát triển các chương trình đào tạo toàn diện để các nhà lãnh đạo của họ có được và phát triển một bộ kỹ năng bao gồm các kỹ năng nhận thức và định hướng kết quả.
Hai là, kết quả cho thấy rằng cả phóng cách lãnh đạo tạo điều kiện (generative leadership) và phóng cách lãnh đạo hành chính (administrative leadership) đều giúp thúc đẩy việc học tập của tổ chức. Các nhà lãnh đạo trong các công ty du lịch có thể
linh hoạt thể hiện cả hai phóng cách lãnh đạo để đạt hiệu quả tối ưu. Trong các công ty du lịch, nếu một nhà lãnh đạo chỉ nghiêng về phóng cách lãnh đạo tạo điều kiện, thì một nhà lãnh đạo khác nên tập trung vào phóng cách lãnh đạo hành chính để đảm bảo hiệu quả. Chủ doanh nghiệp và bộ phận nhân sự nên xây dựng và thúc đẩy một môi trường làm việc coi trọng và khen thưởng những phóng cách lãnh đạo như vậy. Thêm vào đó, các công ty du lịch có thể đào tạo các nhà lãnh đạo và nhân viên quản lý và khuyến khích họ thể hiện các phóng cách phức hợp thông qua các chương trình đào tạo. Ví dụ, các nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo hành chính có thể được đào tạo để thiết lập các mục tiêu cụ thể, tiêu chí đánh giá và kết quả dự kiến trong công việc.
Họ cũng cần học một số phương pháp để trao quyền cho nhân viên giúp học tập trung và tận tâm hơn vào công việc. Mặt khác, các nhà lãnh đạo với phong cách tạo điều kiện sẽ hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các chuyến đi thực tế và các chương trình học hỏi kinh nghiệm, cũng như việc thực hiện các ý tưởng đổi mới trong công việc. Ngoài ra, các chương trình đào tạo chuyên sâu có thể được cung cấp để giúp các nhà lãnh đạo nhận thức được tác động của môi trường biến động bên ngoài và từ đó điều chỉnh linh hoạt các phong cách lãnh đạo của họ để phù hợp hơn với các thay đổi bất ngờ mà tổ chức của họ phải đối mặt, ví dụ như đại dịch COVID-19 vừa qua.
Ba là, các tổ chức không thể chỉ dựa vào các nhà lãnh đạo để thúc đẩy hiệu suất cao, do đó, các yếu tố khác như học tập của tổ chức cũng phải được quan tâm vàtriển khai thực hiện. Chủ doanh nghiệp du lịch có thể làm việc với bộ phận nhân sự để phát triển bộ phận học tập tổ chức trong công ty của họ. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, tập hợp và chia sẻ các đề xuất của nhân viên và các cách tiếp cận mới để nâng cao hiệu suất công việc, đảm bảo các ý kiến này được lắng nghe và xem xét để thực hiện liên tục nếu khả thi. Các công ty du lịch cũng có thể chỉ định bộ phận này xác
định và triển khai các phương pháp cần thiết để tiếp thu và chuyển giao kiến thức (ví dụ: các chuyến đi thực tế, hội thảo, hội nghị, các buổi chia sẻ thực tiễn (best practices sharing) v.v.). Hơn nữa, bộ phận học tập của tổ chức cần tăng cường giao tiếp và hợp tác với các bộ phận khác trong tổ chức và giữa tổ chức với các đối tác bên ngoài. Các kết quả của việc học tập của tổ chức, ví dụ, các nguồn kiến thức nội bộ và cơ sở dữ liệu, nên được lưu trữ và cập nhật để sử dụng trong tương lai. Thêm vào đó, trong môi trường nhiều biến động hiện nay sau đại dịch COVID-19, các chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành cũng phải xác định các chiến lược tối ưu để xây dựng thành công môi trường học tập thuận lợi và thúc đẩy văn hóa chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức. Ví dụ, các nhà lãnh đạo trong các công ty du lịch nên tập trung nỗ lực vào các sáng kiến có thể tạo ra kiến thức mới (ví dụ: hoạt động nghiên cứu và phát triển, cuộc thi giải pháp sáng tạo, phần thưởng ý tưởng sáng tạo hàng năm) và cả trong các hoạt động phổ biến và sử dụng kiến thức (ví dụ: ứng dụng công nghệ mới tro ng học tập, dự án nhóm, hội họp, v.v.). Các nội dung và tiêu chí liên quan đến sáng tạo, chia sẻ, ứng dụng và lưu trữ kiến thức cần được đưa vào đánh giá hàng năm như một yêu cầu để công nhận, khen thưởng và đề xuất thăng tiến.
Hãy là người bình luận đầu tiên