Ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62 22 32 01
Họ tên nghiên cứu sinh: La Mai Thi Gia
Người hướng dẫn khoa học: PGS. Chũ Xuân Diên
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG.HCM
1. Tóm tắt nội dung luận án:
Phương pháp nghiên cứu truyện dân gian từ góc độ type và motif đã trở thành quen thuộc ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu ở Việt Nam chưa phản ánh được đầy đủ những khía cạnh lý thuyết và phương pháp của hướng tiếp cận này. Vì vậy trọng tâm của luận án là giới thiệu đầy đủ hơn những khía cạnh lý thuyết và phương pháp ấy cùng ứng dụng cụ thể là nghiên cứu một trường hợp motif tái sinh trong truyện cổ tích Việt Nam.
Các trường phái nghiên cứu motif truyện kể dân gian mà luận án đề cập đến là Trường phái Phần Lan, trường phái Thi pháp lịch sử, Trường phái thi pháp cấu trúc và Trường phái phân tâm học. Từ những quan niệm lý thuyết của mình, các trường phái đã triển khai nghiên cứu motif theo các bình diện : bình diện cấu tạo motif, bình diện nguồn gốc và biến đổi lịch sử của motif, bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt truyện.
2. Những kết quả của luận án
2.1. Tổng hợp lý thuyết motif truyện kể dân gian của các trường phái nghiên cứu folklore đóng vai trò quan trọng trong khoa nghiên cứu folklore trên thế giới.
2.2. Giới thiệu được những công cụ tra cứu điển hình cho lý thuyết của các trường phái, có thể dựa vào đó để tra cứu và triển khai nghiên cứu type và motif truyện dân gian ở Việt Nam.
2.3. Phân loại và miêu tả được đặc điểm, phương thức của các phương pháp nghiên cứu moitf được triển khai từ những lý thuyết của các trường phái, giới thiệu được những ứng dụng cụ thể của các nhà nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới và cả ở Việt Nam theo những bình diện đó.
2.4. Đặt các trường phái trong tương quan so sánh để thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong lý thuyết và phương pháp của các trường phái. Đề nghị một cách tiếp cận hiệu quả nhất hiện nay trong nghiên cứu motif truyện kể dân gian qua một ứng dụng cụ thể từ trường hợp motif tái sinh.
2.5. Giới thiệu được quan điểm nhị nguyên về motif, những phương thức nghiên cứu motif theo quan điểm này và các ứng dụng trên thế giới khi nghiên cứu motif theo thuyết nhị nguyên. Đây là quan điểm còn mới mẽ trên thế giới và chưa được giới thiệu trong nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam.
3. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Những định nghĩa cụ thể về motif nêu ra trong luận án có thể giúp xác định và phân biệt được đơn vị type, motif, chức năng, motifem, allomotif trong nghiên cứu truyện kể dân gian.
Có thể ứng dụng nghiên cứu bất kỳ motif nào trong truyện kể dân gian Việt Nam theo các phương pháp đã triển khai cụ thể trong chương 3 của luận án.
4. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu :
Làm sâu sắc hơn các bình diện nghiên cứu motif
Bổ sung và giới thiệu được những ứng dụng cụ thể trên thế giới khi nghiên cứu motif theo quan điểm nhị nguyên.
NCS. La Mai Thi Gia
Nội dung chi tiết của tóm tắt luận án trong tệp đính kèm, tải về tại đây.
Phương pháp nghiên cứu truyện dân gian từ góc độ type và motif đã trở thành quen thuộc ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu ở Việt Nam chưa phản ánh được đầy đủ những khía cạnh lý thuyết và phương pháp của hướng tiếp cận này. Vì vậy trọng tâm của luận án là giới thiệu đầy đủ hơn những khía cạnh lý thuyết và phương pháp ấy cùng ứng dụng cụ thể là nghiên cứu một trường hợp motif tái sinh trong truyện cổ tích Việt Nam.
Các trường phái nghiên cứu motif truyện kể dân gian mà luận án đề cập đến là Trường phái Phần Lan, trường phái Thi pháp lịch sử, Trường phái thi pháp cấu trúc và Trường phái phân tâm học. Từ những quan niệm lý thuyết của mình, các trường phái đã triển khai nghiên cứu motif theo các bình diện : bình diện cấu tạo motif, bình diện nguồn gốc và biến đổi lịch sử của motif, bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt truyện.
2. Những kết quả của luận án
2.1. Tổng hợp lý thuyết motif truyện kể dân gian của các trường phái nghiên cứu folklore đóng vai trò quan trọng trong khoa nghiên cứu folklore trên thế giới.
2.2. Giới thiệu được những công cụ tra cứu điển hình cho lý thuyết của các trường phái, có thể dựa vào đó để tra cứu và triển khai nghiên cứu type và motif truyện dân gian ở Việt Nam.
2.3. Phân loại và miêu tả được đặc điểm, phương thức của các phương pháp nghiên cứu moitf được triển khai từ những lý thuyết của các trường phái, giới thiệu được những ứng dụng cụ thể của các nhà nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới và cả ở Việt Nam theo những bình diện đó.
2.4. Đặt các trường phái trong tương quan so sánh để thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong lý thuyết và phương pháp của các trường phái. Đề nghị một cách tiếp cận hiệu quả nhất hiện nay trong nghiên cứu motif truyện kể dân gian qua một ứng dụng cụ thể từ trường hợp motif tái sinh.
2.5. Giới thiệu được quan điểm nhị nguyên về motif, những phương thức nghiên cứu motif theo quan điểm này và các ứng dụng trên thế giới khi nghiên cứu motif theo thuyết nhị nguyên. Đây là quan điểm còn mới mẽ trên thế giới và chưa được giới thiệu trong nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam.
3. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Những định nghĩa cụ thể về motif nêu ra trong luận án có thể giúp xác định và phân biệt được đơn vị type, motif, chức năng, motifem, allomotif trong nghiên cứu truyện kể dân gian.
Có thể ứng dụng nghiên cứu bất kỳ motif nào trong truyện kể dân gian Việt Nam theo các phương pháp đã triển khai cụ thể trong chương 3 của luận án.
4. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu :
Làm sâu sắc hơn các bình diện nghiên cứu motif
Bổ sung và giới thiệu được những ứng dụng cụ thể trên thế giới khi nghiên cứu motif theo quan điểm nhị nguyên.
NCS. La Mai Thi Gia
Nội dung chi tiết của tóm tắt luận án trong tệp đính kèm, tải về tại đây.
Hãy là người bình luận đầu tiên