Tin tức - Sự kiện

Sự phát triển đại học ngoài công lập ở thành phố hồ chí minh (1992-2012) - NCS. Nguyễn Thị Hồng Cúc

  • 11/02/2020
  • - Tên luận án: sự phát triển đại học ngoài công lập ở thành phố hồ chí minh (1992-2012)
    - Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
    - Mã số: 62.22.54.05
    - Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Cúc 
    - Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Võ Văn Sen; 2. PGS.TS. Trần Thuận
    - Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

    + Tóm tắt nội dung luận án:
    Luận án Sự phát triển đại học ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh (1992-2012) tập trung phác họa toàn cảnh các trường ĐHNCL tại TP. HCM trên nhiều góc độ: quan điểm, chủ trương của Nhà nước và quá trình xây dựng, phát triển, tìm hiểu những vấn đề cần làm rõ và những vấn đề đang đặt ra trong nhận thức về loại hình cũng như trong tổ chức, quản lý ĐHNCL. Ngoài ra, luận án cũng mong muốn làm rõ những đóng góp của các ĐHNCL tại TP. HCM cũng như những khuyết điểm mà các ĐHNCL với cái nhìn khoa học. Từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc điểm, xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐHNCL tại TP. HCM. Đây là các ĐH nằm ngoài khu vực công lập, tức là những ĐH được thành lập, tổ chức trên cơ sở nguồn vốn nằm ngoài ngân sách Nhà nước.
    + Những kết quả của luận án:
    (1). Trong yêu cầu phát triển GD và kinh tế, đặc biệt là chuẩn bị NNL cho quốc gia, việc phát triển mạng lưới GDNCL là tất yếu. 
    (2). Loại hình GD NCL nói chung, ĐHNCL nói riêng là một biện pháp hiệu quả, cần thiết trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của đất nước. 
    (3). Tại TP. HCM, lịch sử hình thành các trường ĐHNCL không chỉ gắn với sự chuyển biến chung trên cả nước mà còn gắn liền với chính nhu cầu phát triển KT-XH của Thành phố. 
    (4). Sự đóng góp của các trường ĐHNCL trong hơn 20 năm còn khiêm tốn, tuy nhiên cũng cho thấy chiều hướng tích cực. Quan điểm hai khu vực ĐHCL và ĐHNCL như “hai cánh” của “con chim đại bàng” của GS. Phan Thanh Bình là một quan điểm đáng được lưu tâm và suy nghĩ nghiêm túc. 
    (5). Sau 20 năm, các trường ĐHNCL Việt Nam nói chung, tại TP. HCM nói riêng cơ bản có thể nói là vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển. 
    (6). Các trường ĐHNCL tại TP. HCM cho thấy được những đặc điểm riêng của mình so với nhiều trường ĐHNCL trên cả nước. 
    (7). Hiện nay, việc thực thi nhiệm vụ phát triển tại các trường ĐH NCL giữa hai nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và NCKH luôn tồn tại một sự bất cân xứng. Tuy nhiên, tại đây cũng đặt ra vấn đề về định hướng xây dựng và phát triển một trường ĐH thuộc loại hình NCL. 
    (8). Quá trình xây dựng và phát triển của các trường ĐH NCL tại TP.HCM cho đến nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải được giải quyết để tiếp tục phát triển. 
    (9). Hiệu quả của các ĐH NCL phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là  mục tiêu GD thực sự của nhà đầu tư và chính sách phát triển của nhà nước.
    + Những vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu:
    (1). Xác lập quan điểm và mô hình thực sự về ĐH NCL, tạo cơ chế để loại hình này hoạt động hiệu quả.
    (2). Xây dựng hướng đi đúng đắn của ĐH NCL, cân bằng quyền lợi các bên trong quá trình phát triển loại hình này. 
    (3). Đặc điểm chung của ĐH NCL trên cả nước cũng như khả năng xây dựng và phát triển từng ĐH NCL theo hướng chuyên ngành hóa và địa phương hóa (phục vụ NNL tại chỗ).
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên