Tin tức - Sự kiện

Tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu – đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - NCS. Ngô Huy Hoàng

  • 11/07/2022
  • Tên luận án: Tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu – đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
    Chuyên ngành: Triết học
    Mã số: 9.22.90.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Huy Hoàng
    Người hướng dẫn khoa học: HD.1: PGSTS.Cao Xuân Long, HD.2: TS.Phạm Đào Thịnh
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
    Tóm tắt luận án
    Phan Bội Châu (1867-1940) -  một trong những nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà yêu nước tiêu biểu luôn thể hiện tấm gương sáng yêu nước thương nòi, suốt đời phấn đấu hoạt động không mệt mỏi vì độc lập cho quốc gia, vì quyền sống cho đồng bào. Trong quá trình hoạt động của mình ông đã để lại cho lịch sử của dân tộc nhiều tư tưởng có giá trị. Nội dung những tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt là động lực cho tư tưởng hành động của ông, đó chính là tư tưởng yêu nước. Đó là những quan điểm xuất phát từ nhu cầu bức thiết của lịch sử về đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người; là sự kết hợp giữa tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam; trong mỗi giai đoạn khác nhau, tư tưởng về con người của ông có sự biến đổi và phát triển không ngừng.
    Nội dung tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu không chỉ thể hiện qua tình yêu quê hương đất nước; thể hiện qua tình yêu nhân dân, giống nòi tha thiết, mà còn là lòng tự hào đối với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. 
    Nội dung tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu đặc điểm cơ bản sau: Đó là, Sự thống nhất giữa tinh thần dân tộc và tính hiện đại trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu; là sự phản ánh và kết hợp sâu sắc khát vọng, lý tưởng giải phóng dân tộc, đất nước và yêu cầu của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động tư tưởng yêu nước của ông vẫn còn những hạn chế cơ bản như sau: Hạn chế thứ nhất là, còn chịu ảnh hưởng sâu đậm nên chưa hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng của Nho giáo; Hạn chế thứ hai là, còn thể hiện sự đan xen, dao động về thế giới quan, không triệt để về chính trị, nên có lúc đi đến thỏa hiệp với thực dân. Tuy nhiên, nếu biết kế thừa những giá trị, khắc phục, lọc bỏ những hạn chế trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu thì tư tưởng đó vẫn còn những ý nghĩa thời đại trong quá trình xây dựng và phát triển con đường cách mạng Việt Nam hiên nay.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên