Sáng 14/5, ĐHQG-HCM đã nghiệm thu 2 đề tài khoa học công nghệ do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chủ trì.
Đề tài thứ nhất là "Nghiên cứu phân lập các hoạt chất từ một số dược liệu họ Gừng (Zingiberaceae) và họ Thiên lý (Asclepiadaceae) theo định hướng ức chế enzyme urease, kháng oxi hoá và gây độc một số dòng tế bào ung thư". Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2021, do GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai chủ nhiệm, gồm 5 nội dung chính:
(1) Thu thập mẫu dược liệu, điều chế các cao thô, thử hoạt tính sinh học các mẫu cao, có ít nhất 10 mẫu cao có hoạt tính;
(2) Ly trích, điều chế lượng mẫu lớn, phân chia các phân đoạn nhỏ, thử hoạt tính sinh học, có ít nhất 20 phân đoạn có hoạt tính;
(3) Phân lập, xác định cấu trúc của 10 hợp chất của củ Bồng nga truật; trong đó có từ 3-5 hoạt chất; 2 bài báo quốc tế (ISI) và 1 bài báo trong nước;
(4) Phân lập, xác định cấu trúc của 10 hợp chất của củ Gừng gió; trong đó có từ 3-5 hoạt chất; 1 bài báo quốc tế (ISI) và 1 bài báo trong nước;
(5) Phân lập, xác định cấu trúc của 10 hợp chất của rễ cây Nam tì bà; trong đó có từ 3-5 hoạt chất; 1 bài báo quốc tế (ISI).
Đề tài thứ hai là "Nghiên cứu phân lập các hợp chất khung acridone và coumarin từ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) và tổng hợp các dẫn xuất theo định hướng tác dụng gây độc tế bào ung thư". Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2020, do PGS.TS Nguyễn Trung Nhân chủ nhiệm, gồm 5 nội dung chính:
(1) Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cây Xáo tam phân;
(2) Bán tổng hợp các dẫn xuất từ các hợp chất thuộc khung acridone và coumarin phân lập được từ cây Xáo tam phân;
(3) Bán tổng hợp các dẫn xuất alkyl TTP của ostruthin phân lập được từ cây Xáo tam phân;
(4) Tổng hợp toàn phần các dẫn xuất thuộc khung acridone;
(5) Thử tác dụng gây độc tế bào ung thư các hợp chất phân lập và tổng hợp được.
LAI HOÀ
Hãy là người bình luận đầu tiên