Tên đề tài LATS: Nghiên cứu các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102
Họ tên NCS: Huỳnh Kim Thừa
Mã số NCS: N10801003
Người hướng dẫn khoa học: HDĐL: PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
1. Tóm tắt luận án
Dựa trên lý thuyết và thực tiễn về liên kết kinh tế trong nông nghiệp, luận án áp dụng phân tích các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua việc phân tích thực trạng để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đang tồn tại trong các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận án đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế để hoàn thiện và phát triển các mô hình này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi quan hệ sản xuất theo hướng công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở khoa học và thực tiễn về các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp
Chương 4: Thực trạng hoạt động của các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chương 5: Giải pháp phát triển các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
2. Những kết quả mới của luận án
Qua việc thực hiện nghiên cứu đối với các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận án có những đóng góp như sau:
Về mặt lý luận: Luận án khái quát và phân tích những lý thuyết liên quan đến các mô hình liên kết kinh tế dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, đồng thời, đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp nhằm vận dụng vào đánh giá thực trạng hoạt động của các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích thực trạng hoạt động của các mô hình liên kết kinh tế, luận án đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế cho tất cả các mô hình liên kết kinh tế có thể phát triển trong thời gian tới. Điểm nổi bật trong luận án chính là dưới góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị để thực hiện việc đánh giá tác động tích cực của các mô hình liên kết kinh tế trong việc chuyển dần dần từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ lên sản xuất theo hình thức kinh tế tập thể. Đồng thời, luận án còn đề xuất mô hình mới nên được xây dựng để đảm bảo tính gắn kết bền vững của các mô hình liên kết kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Với kết quả trên, các giải pháp của luận án có thể đóng góp vào việc hoàn thiện và phát triển các mô hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đồng thời, sử dụng mô hình mới được đề xuất trong luận án cho việc xây dựng mô hình liên kết kinh tế theo chiều dọc đối với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Tuy nhiên, trong giới hạn về phạm vi nghiên cứu, luận án vẫn chưa thực hiện được việc mở rộng thêm lý thuyết của các nhà kinh tế phi Mácxit để luận giải về các mô hình liên kết kinh tế này.
Hãy là người bình luận đầu tiên