Tên đề tài LATS: Pháp luật về sở hữu chéo cổ phần
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 62.38.01.07
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Minh
Người hướng dẫn khoa học:
CBHD 1: TS. Nguyễn Đình Huy
CBHD 2: TS. Nguyễn Thành Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
1. TÓM TẮT LUẬN ÁN
Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhận diện, đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật để kiểm soát sở những tác động tiêu cực của sở hữu chéo cổ phần.
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về sở hữu chéo giữa các công ty cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các quy định kiểm soát những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quan hệ sở hữu chéo giữa các công ty cổ phần: Vốn trong sở hữu chéo cổ phần; Quyền cổ đông trong sở hữu chéo cổ phần; Minh bạch thông tin trong sở hữu chéo cổ phần.
Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án liên quan tới các quy định trực tiếp và gián tiếp về sở hữu chéo cổ phần của pháp luật Việt Nam, có tham khảo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Đức, Ý, Anh, Mỹ.
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật về sở hữu chéo cổ phần theo hai mốc thời gian trọng tâm: (i) Trước khi thuật ngữ “sở hữu chéo” được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp; và (ii) Kể từ khi thuật ngữ “sở hữu chéo” được thể hiện tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp phương pháp so sánh luật học, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trong khoa học pháp lý về sở hữu chéo cổ phần, cụ thể:
Thứ nhất, Luận án xác định nội hàm của sở hữu chéo cổ phần;
Thứ hai, Luận án xác định những khía cạnh tiêu cực của sở hữu chéo cổ phần cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật, bao gồm: Vốn trong sở hữu chéo cổ phần, quyền cổ đông trong sở hữu chéo cổ phần, minh bạch thông tin trong sở hữu chéo cổ phần.
Thứ ba, lý luận về sở hữu chéo cổ phần là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu các và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo cổ phần của Việt Nam.
Về mặt thực tiễn
Luận án đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc điều chỉnh sở hữu chéo cổ phần. Cụ thể: Pháp luật của Việt Nam đã có sự quan tâm điều chỉnh sở hữu chéo trong những lĩnh vực nhất định (như lĩnh vực tài chính ngân hàng); Luật Doanh nghiệp 2014 cũng không cho phép sở hữu chéo giữa công ty mẹ với công ty con và sở hữu chéo giữa các công ty con của cùng công ty mẹ. Mặc dù vậy, quan hệ sở hữu chéo trong các trường hợp còn lại, pháp luật chưa điều chỉnh cụ thể. Điều này cho thấy, pháp luật điều chỉnh sở hữu chéo cổ phần tại Việt Nam còn có nhiều sự khác biệt với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
Thông qua quá trình nghiên cứu, luận án chỉ rằng điều chỉnh sở hữu chéo cổ phần là quan trọng để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế nói chung. Những đề xuất về điều chỉnh pháp lý đối với sở hữu chéo cổ phần là cơ sở để ban hành quy định pháp luật về sở hữu chéo cổ phần. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu.
2. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên và rút ra kết luận sau:
Thứ nhất, sở hữu chéo cổ phần là tình trạng có ít nhất hai công ty cổ phần sở hữu phần vốn lẫn nhau.
Thứ hai, sở hữu chéo cổ phần, trong những trường hợp nhất định, có thể có những tác động tích cực. Những tác động có thể được liệt kê bao gồm: (i) Doanh nghiệp hạn chế tình trạng bị thâu tóm ngoài ý muốn; (ii) Doanh nghiệp giảm chi phí, gia tăng lợi ích; (iii) Doanh nghiệp bình ổn trong quản trị doanh nghiệp.
Thứ ba, từ những nhận diện nêu trên, Luận án đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo cổ phần, bao gồm:
Một, kiến nghị bổ sung Khoản 2, Điều 189, Luật Doanh nghiệp 2014 nội dung như sau: “Trong trường hợp không thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con, nếu một doanh nghiệp sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% cổ phần của công ty là cổ đông của nó tạo thành sở hữu chéo, thì doanh nghiệp tạo thành sở hữu chéo không được thực hiệm quyền biểu quyết và quyền hưởng cổ tức đối với số cổ phần sở hữu chéo.”
Hai, kiến nghị bổ sung thành một điểm, nằm trong Khoản 2, Điều 136, Luật Doanh nghiệp 2014 về trường hợp thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông trong việc quyết định cho doanh nghiệp tham gia sở hữu chéo từ 5% trở lên.
Ba, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 129, Luật Doanh nghiệp 2014 như sau: “Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty, phản đối việc công ty tạo thành quan hệ sở hữu chéo với doanh nghiệp khác từ 5% cổ phần của doanh nghiệp khác, hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.”
Bốn, kiến nghị bổ sung thành một điểm nằm trong Khoản 1, Điều 109, Luật Doanh nghiệp 2014 về yêu cầu công bố thông tin bất thường khi doanh nghiệp nằm trong mối quan hệ sở hữu chéo cổ phần, bao gồm: Thông tin về số cổ phần nắm giữ chéo, mục đích của sở hữu chéo, các hạn chế liên quan đến số lượng cổ phần nắm giữ chéo.
Năm, kiến nghị bổ sung thành một điểm nằm trong Khoản 1, Điều 108, Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu công bố thông tin định kỳ về tình trạng sở hữu chéo, bao gồm: Thông tin về số cổ phần nắm giữ chéo, mục đích của sở hữu chéo, các hạn chế liên quan đến số lượng cổ phần nắm giữ chéo.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Nội dung mà Luận án còn bỏ ngỏ cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến sở hữu chéo cổ phần là vấn đề về cạnh tranh khi có sự tồn tại của sở hữu chéo.
Hãy là người bình luận đầu tiên