Sau đại học

Phát triển con người toàn diện: Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới - NCS. Phạm Thị Đoạt

  • 18/02/2014
  • Ngành: CNDVBC&CNDVLS
    Mã số: 62 22 80 05
    Họ tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Đoạt
    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Hữu Toàn
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG.HCM

    Tóm tắt nội dung luận án:
    Tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại là lịch sử về con người, về bản chất con người, và về giải phóng con người. Đó là vấn đề trung tâm luôn được các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học mỗi thời đại luôn đặt ra những mẫu người cho thời đại mình. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã có những thành công đáng kể trong công cuộc khám phá con người. Song, khi lý giải về bản chất con người là gì? vai trò, vị thế của con người trong giới tự nhiên và trong xã hội loài người như thế nào thì chưa có một tư tưởng nào, một khoa học nào giải quyết thoả đáng, ngoại trừ triết học, đặc biệt là triết học Mác. Chính vì vậy mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người, trong đó sự phát triển con người toàn diện là một nội dung cốt lõi. Là lớp người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết  Mác vào hoàn cảnh lịch sử và cụ thể của Việt Nam, trong suốt những năm tháng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Trong hơn 25 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển con người toàn diện trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế những năm qua, để góp phần phát triển con người toàn diện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị cơ bản mang tính nguyên tắc có tính định hướng:
    Thứ nhất, về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động, tạo tiền đề vật chất để xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàn diện. Thứ hai, về chính trị - xã hội, tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo lập quan hệ xã hội và môi trường sống lành mạnh để con người có điều kiện phát triển toàn diện. Trong lĩnh vực này Nhà nước cần có chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát nhằm giảm thiểu những nguy cơ tiểm ẩn đối với việc phát triển con người hiện nay, như vấn đề việc làm, thu nhập, lạm phát, dinh dưỡng, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, lao động không được bảo hộ, tệ nạn xã hội, bạo lực, con người ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa...Thứ ba, về văn hóa - giáo dục, tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc làm nền tảng tinh thần cho mỗi cá nhân; tiếp tục đổi mới giáo dục – đào tạo theo hướng dân tộc, hiện đại, toàn diện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra. Thứ tư, việc phát triển con người Việt Nam toàn diện cần được quán triệt trong các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong từng giải pháp của các cấp, các ngành, các địa phương và đến từng cá nhân. Để có được điều này, sự tham gia một cách chủ động, tích cực của các phương tiện truyền thông là điều không thể thiếu.

    Những kết quả của luận án
    1. Luận án đã phân tích, làm rõ quan niệm của học thuyết Mác về con người, bản chất con người và giải phóng con người, từ đó luận giải một số nội dung cơ bản trong học thuyết Mác về phát triển con người toàn diện. Luận án đã phân tích khái niệm con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích và luận giải tư tưởng của Hồ Chí Minh về những phẩm chất cần có của con người Việt Nam mới, về bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển con người Việt Nam mới, về phát triển con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam. Luận án đã làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện thời kỳ trước đổi mới và trong những năm đổi mới; phân tích thực trạng việc phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua và những vấn đề đặt ra trong chiến lược

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên