TS Hà Thị Thanh Hương, Đỗ Trần Minh Hiệp, Nguyễn Thanh Trúc Quỳnh,
Nhóm nghiên cứu Sức khoẻ não bộ, Khoa Kỹ thuật Y Sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM
---------
Đại dịch Covid-19 đã trở lại lần thứ 4 với ca nhiễm đầu tiên tại Yên Bái ngày 27/4/2021. Cho đến nay, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng [1]. Tính đến ngày 19/7/2021 đã có hơn 53.000 ca nhiễm trong cả nước [2].
Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh nêu trên, tâm lý hoang mang lo lắng đã và đang bắt đầu lan tỏa đến nhiều người dân [3]. Một nghiên cứu đã phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu từ nhiều nước trên thế giới về sức khoẻ tâm thần con người trong đại dịch Covid- 19 diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3/2020 đã cáo báo tỷ lệ cao những người mắc bệnh trầm cảm (31,4 %), lo âu (31,9 %), buồn phiền (41,1 %) và mất ngủ (37,9 %) [4]. Từ đó có thể nhận thấy, căng thẳng, lo âu và trầm cảm đều là những bệnh lý tâm thần phổ biến ảnh hưởng lên người dân khi đối mặt với đại dịch này. Tuy nhiên, có rất ít người quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần, dẫn đến chủ quan và xem nhẹ các dấu hiệu lẫn việc phát hiện bệnh. Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn đọc hiểu biết về phản ứng tâm lý thường xảy ra của những người đang sống trong đại dịch Covid-19 cũng như những dấu hiệu nhận biết liên quan đến sức khoẻ tâm thần cần được quan tâm.
Căng thẳng [5; 6]
Sự căng thẳng là một phản ứng sinh lý của cơ thể khi một tình huống bất thường xảy ra. Thông thường, nhờ có phản ứng căng thẳng, chúng ta mới có thể thích nghi với nhiều sự kiện tích cực và tiêu cực xảy ra trong cuộc sống như: sinh nở, mất việc làm, ốm đau,... Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài (mãn tính) sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của bạn. Phản ứng căng thẳng trước tình hình dịch bệnh trong nước có thể khiến cơ thể bạn trở nên bồn chồn, bất an, hoặc gặp phải vấn đề về giấc ngủ, đau dạ dày,…
Lo âu [5;6]
Lo âu khác với sợ hãi thông thường. Sợ hãi là phản ứng đối với một mối nguy hiểm có thật xảy đến trong cuộc sống.Trong khi đó, lo lâu là phản ứng xảy ra đối với một mối đe dọa mơ hồ hoặc không rõ ràng. Lo âu thể hiện ra khi ta tin rằng một sự kiện, tình huống nguy hiểm hoặc không may có thể xảy ra (và thường không có thật). Một người ở trong trạng thái lo âu khi nghĩ rằng Covid-19 sẽ khiến họ mất việc, thiếu lương thực và chết đói,... kể cả khi điều này không thể xảy ra thì họ vẫn liên tục nghĩ về nỗi sợ vô hình này.
Bệnh trầm cảm [5;6;7]
Trầm cảm được định nghĩa là một rối loạn tâm thần có đặc trưng là cảm giác buồn bã, chán nản, hoặc mất hứng thú trong các hoạt động yêu thích, tiếp diễn trong thời gian dài. Trầm cảm có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau về thể chất và tâm lý. Nếu cá nhân gặp tình trạng trầm cảm diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài, thường sẽ đi kèm với suy nghĩ tự sát. Một nghiên cứu tại Mỹ vào tháng 11/2020, đã báo cáo tỷ lệ người trưởng thành trẻ tuổi mắc trầm cảm trong đại dịch Covid-19 tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó. [8]
Các dấu hiệu nhận biết các vấn đề sức khỏe tâm thần [5;6]
Các tình trạng bất ổn tinh thần nêu trên được biểu hiện qua 3 phương diện: thể chất, tâm lý - cảm xúc và hành vi. Những dấu hiệu phổ biến nhất được thể hiện ở bảng và hình bên dưới.
THỂ CHẤT |
|
TÂM LÝ - CẢM XÚC |
|
HÀNH VI |
|
Những thay đổi về mặt tâm lý và cảm xúc thường gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ tinh thần. Khác với các dấu hiệu về thể chất, các dấu hiệu về tâm lý và cảm xúc khó có thể được nhận thấy nếu bạn không chú ý đến bản thân.
Bảng hỏi tự đánh giá tâm lý lo âu, trầm cảm, stress (DASS)
Khi bạn nhận thấy mình có những biểu hiện về sức khỏe tinh thần kể trên thì không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh tâm thần. Tùy vào số lượng triệu chứng và tần suất xuất hiện của chúng mà mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng khác nhau.
Bảng hỏi dùng để tự đánh giá tâm lý là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu sức khỏe tâm thần và tại các cơ sở tham vấn tâm lý. Trong đó, thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress (DASS) là một bảng hỏi thông dụng có thể giúp người dùng tự đánh giá về tình trạng sức khỏe tâm thần stress, lo âu và trầm cảm. Kết quả đánh giá phản ánh thông qua 5 mức độ: bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng. DASS gồm có 2 phiên bản là DASS_21 gồm 21 câu hỏi và DASS_42 tương ứng 42 câu hỏi.
Bạn có thể tham khảo hay làm thử làm bài trắc nghiệm DASS_21 tại đây:
http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-tram-cam-stress-dass-21/ [10]
Đường dây nóng sức khỏe tinh thần
Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy tinh thần bất ổn, thay vì tự xoay xở trong những tình huống tương tự, đừng ngần ngại kết nối với các chuyên gia tâm lý để nhận được sự tham vấn chuyên nghiệp. Đường dây nóng “Ngày mai" ( hotline: 096 306 1414. ) là một dự án về sức khỏe tinh thần cộng đồng do 2 chuyên gia tâm lý Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang và Thạc sĩ Nguyễn Hà Thành phát triển. [11]
Ngoài ra, hiện nay thành phố đang triển khai tư vấn sức khỏe miễn phí thông qua đường dây điện thoại. Về mảng tư vấn sức khỏe tâm thần có sự hỗ trợ của các bác sĩ:
- Hoàng Châu Bảo Đính, Bác sĩ Nội Thần kinh.
Thông tin liên hệ: 0905 309 719, thời gian tư vấn: 12h-17h - Lê Tự Quốc Tuấn, Bác sĩ Nội Thần kinh.
Thông tin liên hệ: 0903 659 954, thời gian tư vấn: 12h-17h - Nguyễn Thị Ánh Hồng, Bác sĩ Nội Thần kinh.
Thông tin liên hệ: 0915 999 666, thời gian tư vấn: 7h-12h - Nguyễn Trung Nghĩa, Bác sĩ Tâm thần.
Thông tin liên hệ: 0909 669 385 (lưu ý: cần liên lạc trước với bác sĩ qua tin nhắn zalo).
Thông tin chi tiết về chương trình tư vấn sức khỏe có tại đây: [12]
https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/4153505948059894
Lời kết
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần nhận định những phản ứng này là tâm lý chung của mọi người trong đại dịch Covid-19. Vì vậy, bạn đọc không nên lo lắng thái quá. Thay vào đó, các cá nhân cần bình tĩnh và tìm kiếm cho mình những phương pháp ứng phó với bệnh dịch, để đảm bảo một trạng thái tinh thần tốt và khoẻ mạnh.
Tài liệu tham khảo
- Đợt dịch COVID-19 thứ tư: Đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng, VTV1 Báo điện tử, Đài truyền hình Việt Nam.
https://vtv.vn/xa-hoi/dot-dich-covid-19-thu-tu-da-o-dich-da-nguon-lay-va-da-bien-chung-20210524192149272.htm
- Bản tin cập nhật COVID-19 tính đến 06h00 ngày 19/7/2021, Bộ Y Tế Cục Y Tế Dự Phòng.
https://vncdc.gov.vn/ban-tin-cap-nhat-covid-19-tinh-den-06h00-ngay-1972021-nd16288.html
- PGS.TS Trần Đắc Phu: Người dân không nên hoang mang, mà cần tăng cường cảnh giác với COVID-19, Bộ Y Tế, Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19
4.Wu, T., Jia, X., Shi, H., Niu, J., Yin, X., Xie, J., & Wang, X. (2021). Prevalence of mental health problems during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis. Journal of affective disorders, 281, 91–98. https://doi.org/10.1016/j.jad.2020.11.117
- Stress, anxiety and depression associated with the coronavirus COVID-19 disease
- Yuvaraj Krishnamoorthy, Ramya Nagarajan, Gayathri Surendran and Manikandanesan Sakthivel (2021), Impact of COVID-19 on Psychological Status of General Population, Anxiety, Uncertainty, and Resilience During the Pandemic Period - Anthropological and Psychological Perspectives [Working Title]
- What Is Depression?, American Psychiatric Association
https://www.psychiatry.org/patients-families/depression/what-is-depression
- Ettman CK, Abdalla SM, Cohen GH, Sampson L, Vivier PM, Galea S. Prevalence of Depression Symptoms in US Adults Before and During the COVID-19 Pandemic. JAMA Netw Open.2020;3(9):e2019686. doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.19686
- COVID-19 and mental health, Health Direct
https://www.healthdirect.gov.au/covid-19-and-mental-health
- Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS 21), Bệnh viện Bạch Mai
http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-tram-cam-stress-dass-21/
- Dự án Đường dây nóng "Ngày mai" - tư vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho những người mắc trầm cảm (18/03/2021), Ban thời sự VOV1
- Danh sách các bác sĩ tư vấn sức khỏe miễn phí ở thành phố Hồ Chí Minh, trang Thông tin Chính phủ
https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/4153505948059894
Hãy là người bình luận đầu tiên