Mô hình đào tạo CDIO nhằm đào tạo sinh viên biết bao quát việc Hình thành ý tưởng (Conceive), Thiết kế (Design), Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate) các sản phẩm và hệ thống có tính phức tạp, có giá trị gia tăng, trong môi trường hiện đại, làm việc theo nhóm.
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã và đang định hướng đổi mới các chương trình đào tạo hiện nay tại các đơn vị thành viên và trực thuộc (sau đây gọi là các đơn vị) theo cách tiếp cận CDIO.
Theo đó, các đơn vị đã thực hiện các hoạt động: khảo sát các bên có liên quan, tổ chức hỏi ý, tọa đàm, hội thảo để xây dựng chuẩn đầu ra chi tiết và chương trình đào tạo tích hợp đáp ứng các chuẩn đầu ra. ĐHQG-HCM cũng đã mời chuyên gia về tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật để giảng viên ĐHQG-HCM xây dựng lại các đề cương môn học CDIO đáp ứng các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Đến hiện tại các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM đã thực xây dựng được 200 đề cương chuyên ngành và cơ sở ngành (báo cáo theo kinh phí phân bổ) với số tín chỉ 60/130 tín chỉ, đạt 46% tín chỉ của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, ĐHQG-HCM cũng tiến tới song song việc đặt hàng cùng hướng dẫn cho các giảng viên trong hệ thống đồng thời xây dựng các đề cương môn cơ bản và cơ sở ngành đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Các tiêu chuẩn CDIO điều chỉnh gồm:
• Tiêu chuẩn 1. CDIO là bối cảnh của đào tạo kỹ thuật: Thừa kế toàn bộ nguyên lý của CDIO, chỉ cải biến bước cuối cùng là A-I, nghĩa là đánh giá và cải thiện sản phẩm. ĐHQG-HCM đã cải thiện tiêu chí IO thành A-I tức là đánh giá dự án kinh doanh của sinh viên và khả năng hoàn thiện dự án. Cải biên này sẽ phù hợp hơn với khối ngành kinh tế - kỹ thuật hiện nay.
• Tiêu chuẩn 2. Chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO: Theo đó, ĐHQG-HCM đã phối hợp với các đơn vị xây dựng chuẩn đầu ra để đáp ứng sự cải biên đó. Chuẩn đầu ra gồm các phần kiến thức và lập luận ngành – Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp – Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp – Năng lực thực hành nghề nghiệp CDAI.
• Tiêu chuẩn 3. Chương trình học tích hợp: Được thiết kế phát triển dần về kiến thức và kỹ năng từ đại cương đến chuyên ngành với sự tích hợp các kỹ năng vào từng môn học theo một sơ đồ phát triển từ thấp đến cao theo các chuẩn đầu ra đã xây dựng
• Tiêu chuẩn 4. Giới thiệu kỹ thuật: Xây dựng môn học cơ bản và cơ sở. Môn học này giới thiệu chung về ngành học, trang bị các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đạo đức nghề nghiệp và thực hành qua đồ án với sản phẩm cuối cùng là bài báo cáo và một sản phẩm ở mức độ đơn giản.
• Tiêu chuẩn 5. Các trải nghiệm thiết kế- đánh giá: Chương trình đào tạo có 4 trải nghiệm về thiết kế - đánh giá đi dần từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm các môn: giới thiệu ngành đào tạo → kiến tập → thực tập chuyên ngành → khoá luận tốt nghiệp/chuyên đề tốt nghiệp.
• Tiêu chuẩn 6. Không gian học tập kỹ thuật : Các đơn vị đã xây dựng các phòng học để tổ chức triển khai chương trình đào tạo theo CDIO. Không gian học tập theo CDAI và Trung tâm nghiên cứu chuyên đề để hỗ trợ và khuyến khích học thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống, kiến thức ngành, và kiến thức xã hội.
ĐHQG-HCM đã tăng cường năng lực giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo theo CDIO, cụ thể:
• Số giảng viên đã tham gia tập huấn chung về CDIO: 217 giảng viên
• Số giảng viên đã tham gia tập huấn xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO: 217 giảng viên
• Số giảng viên đã tham gia tập huấn xây dựng đề cương môn học theo CDIO: 118 giảng viên
• Số giảng viên đã tham gia tập huấn giảng dạy và đánh giá theo CDIO: 117 giảng viên (107 giảng viên đều được tập huấn, nhiều giảng viên được tập huấn nhiều đợt, ĐHQG-HCM tổ chức hai đợt tập huấn và cử giảng viên đi tập huấn ở trong nước, tổng cộng có 144 lượt giảng viên được tập huấn)
Việc đổi mới chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ đem lại những kết quả tích cực cho các bên liên quan:
• Đối với sinh viên: Sinh viên được tập huấn và nâng cao năng lực về phương pháp học chủ động, sáng tạo, tích cực hơn trong học tập.
• Đối với giảng viên: Nâng cao trình độ, kỹ năng cho toàn bộ cán bộ, giảng viên; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá với các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong hoạt động đào tạo.
• Đối với các đơn vị: Thực hiện đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh truyền thống của các đơn vị; xây dựng và cải tiến hoàn chỉnh chương trình đào tạo các ngành đào tạo đại học đạt chuẩn tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế, chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng tổng thể; nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị; kết quả của đề án là cơ sở cho việc nhân rộng mô hình cho các ngành khác.
• Đối với xã hội (doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học khác….): Đối với các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp: có nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế; có cơ hội, điều kiện tham gia, song hành và góp ý cho ĐHQG-HCM trong toàn bộ quá trình thực hiện đề án. Sản phẩm của chương trình đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng của xã hội và các bên tuyển dụng.
Hãy là người bình luận đầu tiên