Phẩm chất và năng lực sinh viên tốt nghiệp

Ý nghĩa của Đề cương CDIO đối với phát triển chương trình đào tạo và ứng dụng trong việc triển khai Bộ phẩm chất và năng lực sinh viên tốt nghiệp ĐHQG-HCM

  • 13/12/2022
  • Các đặc điểm nổi bật của Đề cương CDIO đối với việc phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) nói chung, theo nguyên lý giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra (OBE), để có thể làm khung tham chiếu xây dựng chuẩn đầu ra cụ thể là:

    a) Có cấu trúc rõ ràng với bốn mục nội dung tương thích với các phân loại học tập khái quát và phổ biến như Bốn trụ cột giáo dục của UNESCO, Khung trình độ của Châu Âu (European Qualifications Framework - EQF).

    b) Được xây dựng với 4 cấp độ chi tiết các chủ đề chuẩn đầu ra theo cách thức phát triển năng lực cho người học, thuận tiện và có thể làm mô hình cho tất cả CTĐT để trình bày mục tiêu; xây dựng chuẩn đầu ra cụ thể ở cấp độ CTĐT và học phần; thiết kế chương trình dạy học, dạy và học, và đánh giá dựa trên chuẩn đầu ra.

    c) Tuyên bố chuẩn đầu ra cho giáo dục kỹ thuật phản ánh một tầm nhìn rộng hơn về nghề nghiệp kỹ sư.

    d) Các chủ đề toàn diện và chi tiết hơn các tiêu chí về chuẩn đầu ra của các chuẩn văn bằng, chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí về chuẩn đầu ra của các tiêu chuẩn kiểm định.
    Nói chung, một CTĐT được thiết kế tham chiếu theo Đề cương CDIO sẽ đáp ứng chuẩn văn bằng quốc gia, chuẩn văn bằng ngành hay tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Với đặc điểm này, có thể coi Đề cương CDIO như là một khung chuẩn đầu ra cấu trúc mở để thiết lập những khung chuẩn đầu ra cho các nhóm ngành – ngành khác nhau.

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên