Phẩm chất và năng lực sinh viên tốt nghiệp

Phát biểu chuẩn đầu ra theo mô hình ABCD

  • 16/12/2022
  • Một chuẩn đầu ra (CĐR) được phát biểu rõ ràng, đo lường được khi thể hiện rõ các yếu tố theo mô hình ABCD sau đây:

    •    A (Audience): Xác định rõ yếu tố người học.

    •    B (Behaviour): Diễn tả hoạt động học tập bằng cách sử dụng các động từ cụ thể, đo lường được và có liên quan. Có thể tham khảo các động từ trong thang Bloom.

    •    C (Conditions, Context): Mô tả điều kiện, bối cảnh, vị trí triển khai, áp dụng CĐR.

    •    D (Degree): Thể hiện mức độ cần đạt được của CĐR.

    Ví dụ:

    CĐR chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử, trình độ đại học, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM được phát biểu như sau:

    “Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng:

    a. Áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử;

    b. Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử;
    …”

    Trong cả hai phát biểu chuẩn đầu ra nêu ở ví dụ đều thể hiện rõ các yếu tố trong mô hình ABCD. Cụ thể:

    •    A – chỉ rõ “người học có khả năng” trong phát biểu chung.

    •    B – Có các động từ có thể đo lường được như “Áp dụng”, “Thiết kế”.

    •    C – Có thể hiện rõ điều kiện, bối cảnh, vị trí triển khai, áp dụng CĐR như: trong CĐR a. thì điều kiện và bối cảnh triển khai là “các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử.

    •    D – Mức độ người học cần đạt được thể hiện rõ ràng qua các động từ “Áp dụng”, “Thiết kế”.

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên